1. Loại mẫu và phương pháp đo khác biệt
Có 2 loại mẫu thường được đùng để đo đường huyết là mẫu huyết tương tĩnh mạch và máu mao mạch toàn phần.
Với mẫu huyết tương tĩnh mạch, nhân viên y tế sẽ thường lấy máu của bạn tại phần tĩnh mạch ở cánh tay, sau đó dùng các phương pháp vật lý tách phần huyết tương ra khỏi máu toàn phần và tiến hành đo nồng độ glucose có trong mẫu này. Đây là xét nghiệm thường dùng để đo đường huyết tại các bệnh viện.
Mặt khác, nếu bạn làm xét nghiệm bằng cách trích máu tại đầu ngón tay thì mẫu máu được lấy lúc này gọi là máu mao mạch toàn phần. Đây còn gọi là phương pháp đo đường huyết mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà để theo dõi mỗi ngày.
Như vậy, hai loại mẫu này được lấy ở 2 vị trí khác nhau với quy trình lấy mẫu và xử lý, đo lường khác nhau. Do đó, thông thường kết quả đường huyết giữa các mẫu này sẽ có sự chênh lệch nhất định.
1.2. Đường huyết đo bằng những phương pháp khác nhau sẽ thay đổi trong ngưỡng cho phép
Trong quá khứ, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và nhận thấy có sự khác biệt giữa nồng độ đường trong mẫu huyết tương tĩnh mạch và mẫu máu mao mạch.
Sự khác biệt này được phản ánh qua 3 thông số phổ biến dùng trong xét nghiệm tiểu đường, bao gồm: đường huyết đói, đường huyết sau 2 giờ uống glucose và đường huyết bất kỳ. Trong đó:
– Đường huyết đói: phản ánh lượng đường trong máu khi bạn nhịn ăn từ 8-12 giờ (thường nhịn ăn qua đêm và được đo vào sáng hôm sau).
– Đường huyết sau 2 giờ uống glucose: phản ánh khả năng tiêu thụ đường của bạn sau 2 giờ uống một lượng đường chuẩn (75 gam glucose).
– Đường huyết bất kỳ: phản ánh lượng đường trong máu ở một thời điểm bất kỳ trong ngày.
Kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng: So sánh nồng độ đường huyết đo bằng mẫu huyết tương tĩnh mạch và mẫu máu mao mạch toàn phần
Loại mẫu | Glucose huyết tương tĩnh mạch (mmol/L) | Đường huyết mao mạch | Nhận xét | |
Nghiên cứu của S. Colagiuri năm 2003 (mmol/L) | Công bố của WHO năm 1999 (mmol/L) | |||
Đường huyết đói | 6.1 | 5.2 | 5.6 | Tĩnh mạch ³ mao mạch |
7.0 | 6.1 | 6.1 | ||
Đường huyết 2 giờ sau khi uống glucose | 7.8 | 8.3 | 7.8 | Tĩnh mạch £ mao mạch |
11.1 | 11.7 | 11.1 | ||
Đường huyết bất kỳ | 5.5 | 4.8 | 4.4 | Tĩnh mạch ³ mao mạch |
11.1 | 10.0 | 11.1 |
Nhận xét: Kết quả cho thấy, khi đo chỉ số
– Đường huyết đói và đường huyết bất kỳ:
Mẫu huyết tương tĩnh mạch ³ Mẫu máu mao mạch
– Đường huyết sau 2 giờ uống đường glucose:
Mẫu huyết tương tĩnh mạch £ Mẫu máu mao mạch
Ngoài sự khác biệt về mặt thời điểm và vị trí lấy mẫu, nồng độ đường huyết của bạn còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác như: sai số của máy đo, thao tác lấy mẫu, quy trình xử lý và đo mẫu, phương pháp đo,… Do vậy, việc kết quả đo ở những phương pháp khác nhau cho ra số khác nhau là chuyện hoàn toàn bình thường.
Vấn đề đặt ra ở đây là khoảng cách sai số này phải nằm trong giới hạn bao nhiêu để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc theo dõi và điều trị của bạn. Đây cũng chính là câu hỏi cần được quan tâm khi bạn mua bất kỳ một máy đo đường huyết cá nhân nào.
1.3. Chênh lệch kết quả đo bao nhiêu là được chấp thuận?
Đến đây, có thể là bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hoang mang vì không biết những chênh lệch này sẽ ảnh hưởng đến bệnh tình của mình ra sao đúng không?
Hãy yên tâm, điều này các tổ chức khoa học đã nhận ra từ sớm và đứng ra “biểu tình” để đòi lại quyền lợi cho bạn.
Rất nhiều công trình đã được nghiên cứu về sự khác biệt về kết quả giữa máy đo và phương pháp đo khác nhau để cuối cùng mọi thứ được đúc kết trong một bộ “bí kíp”, gọi là tiêu chuẩn quốc tế ISO số 15197, ban hành năm 2013 (còn gọi là ISO 15197:2013), và được Liên minh châu Âu chấp thuận vào năm 2015 (EN ISO 15197:2025).
Bí kíp này phản ánh mức chênh lệch có thể chấp nhận giữa máy đo đường huyết mao mạch tại nhà và máy đo tại bệnh viện có phòng thí nghiệm đạt chuẩn (DIN EN ISO/IEC 17025:2005) với quy trình xét nghiệm đạt chuẩn (DIN EN ISO 15197), cụ thể:
Máy đo đường huyết cá nhân được xem là chính xác nếu đạt cả 2 tiêu chí:
Tiêu chí 1: 95% kết quả đường huyết đo bằng máy cá nhân chênh lệch so với máy trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO là:
+ Với nồng độ đường huyết <100 mg/dL (<5.56 mmol/L): chênh lệch đo ra nằm trong khoảng ±15 mg/dL (» 0.83 mmol/L).
+ Với nồng độ đường huyết ³100 mg/dL (³ 5.56 mmol/L): chênh lệch đo ra nằm trong khoảng ±15% so với kết quả.
Ví dụ bạn đo kết quả đường huyết ra bằng 150 mg/dL (8.33 mmol/L). Xét thấy số này lớn hơn 100 mg/dL, như vậy, kết quả đường huyết có thể dao động ±15%, nghĩa là ±22.5 mg/dL (1.25 mmol/L).
Tiêu chí 2: 99% kết quả đo nằm trong khoảng sai số không làm ảnh hưởng đến các điều trị lâm sàng cho bệnh nhân (thuộc vùng A và B trong phân tích lưới lỗi đồng thuận Clarke).
Tóm lại, để biết một máy đo có chính xác không, bạn phải dựa vào “bộ bí kíp vàng” mang tên tiêu chuẩn ISO 15197:2013 (hay EN ISO 15197:2015). Mà muốn đánh giá theo bí kíp, thì cần có thiết bị đạt chuẩn, trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn, với quy trình đo đạt chuẩn và người thực hiện cũng phải có nghiệp vụ chuyên môn. Do đó, hiển nhiên, bạn không thể tự mình đánh giá tại nhà!
1.4. Vậy làm sao bạn nhận biết được một máy đo đường huyết có chính xác hay không?
Câu trả lời rất đơn giản, hãy kiểm tra trên vỏ hộp hay tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm xem thiết bị bạn mua có đạt chuẩn ISO 15197:2013 (hay EN ISO 15197:2015) không?
Nếu có, bạn nên tin tưởng và sử dụng. Bởi lẽ, theo lý thuyết, các nhà máy sản xuất các thiết bị đạt chuẩn này sẽ có quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Và quan trong hơn là, kết quả đường huyết không chỉ mang ý nghĩa tại thời điểm đo mà nó còn giúp bạn theo dõi sự ảnh hưởng của thức ăn, việc tập thể dục, hiệu quả của thuốc,.. đến tình trạng đường huyết của bạn. Đây là lợi ích mà các phương pháp đo đường huyết tĩnh mạch không thể thay thế được.
Như vậy, việc chênh lệch giữa kết quả giữa máy đo tại bệnh viện và máy đo tại nhà là bình thường. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch này cần được đáp ứng theo quy định trong tiêu chuẩn ISO 15197:2013.
Ngoài ra, việc đánh giá một máy đo có đạt độ chính xác hay không cũng cần dựa vào tiêu chuẩn ISO 15197:2013. Việc người dùng tự so sánh hai kết quả giữa hai phương pháp khác nhau là đo tại bệnh viện và đo tại nhà sẽ không thể kết luận gì về độ chính xác của cá nhân mỗi máy đo.
Tài liệu tham khảo:
https://www.staff.ncl.ac.uk/philip.home/who_dmc.htm#Diagnosis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14632723/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5951056/
https://www.fda.gov/media/87721/download