1. Thế nào là tiền đái tháo đường?
1.1 Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường (Tiền tiểu đường) có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nó chưa đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng nếu không thay đổi lối sống, người lớn và trẻ em bị tiền tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Vài cái tên khác mà Bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đề cập đến tiền tiểu đường như sau:
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT), có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường sau bữa ăn
- Rối loạn đường huyết lúc đói (IFG), có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường vào buổi sáng trước khi ăn
- Chỉ số HbA1C từ 5,7% đến 6,4%
1.2 Nguyên nhân của tiền đái tháo đường là gì?
Tuyến tụy của bạn tiết ra một loại hormone gọi là insulin khi bạn ăn để đường từ máu di chuyển vào các tế bào của cơ thể và đóng vai trò là nguồn năng lượng. Đó là cách insulin giúp giảm lượng đường trong máu của bạn.
Nguyên nhân của tiền tiểu đường tương tự như nguyên nhân của bệnh tiểu đường, mặc dù chúng ở giai đoạn sớm hơn. Chúng chủ yếu bao gồm:
- Kháng insulin: Kháng insulin xảy ra khi các tế bào của bạn không phản ứng đúng với insulin.
- Tăng rối loạn chuyển hóa: Tăng rối loạn chuyển hóa là kết quả của cả tình trạng tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao) và kháng insulin.
Mức đường huyết lúc đói bình thường là 99 mg/dL hoặc thấp hơn, trong khi hạ đường huyết (đường huyết thấp) dưới 70 mg/dL.
Nếu bạn bị tiền tiểu đường, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên 100 đến 125 mg/dL. Khi mức đường huyết của bạn vượt quá 125 mg/dL, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?
1.3 Tiền Đái tháo đường có nguy hiểm không?
Nếu người bệnh không điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sống lành lạnh, tập thể dục thường xuyên, sự tiến triển từ tiền tiểu đường sang bệnh tiểu đường loại 2 là không thể tránh khỏi.
Nếu bạn bị tiền tiểu đường, tổn thương lâu dài của bệnh tiểu đường có thể đã bắt đầu, đặc biệt là đối với tim, mạch máu và thận. Một vài tổn thương mà bạn có thể mắc phải như là tăng huyết áp, tổn thương mắt, tăng cholesterol (xấu), tổn thương tim, mạch máu, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, suy thận,…. Các nghiên cứu cho thấy tiền tiểu đường có liên quan đến những cơn đau tim không rõ nguyên nhân.
Tiền đái tháo đường có thể xuất hiện từ rất sớm, trước khi được chẩn đoán ĐTĐ khoảng 13 năm và tăng dần theo thời gian. Do đó việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị tích cực người mắc tiền ĐTĐ sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc đái tháo đường túyp 2 và dự phòng các biến chứng tim mạch và biến chứng khác do tăng glucose máu (cả tăng lúc đói và sau ăn).
2. Làm thế nào để nhận biết mình có mắc Tiền đái tháo đường hay không?
2.1 Dấu hiệu của tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Một dấu hiệu có thể có của tiền tiểu đường là xuất hiện vùng da sẫm màu trên một số bộ phận của cơ thể như cổ, nách và háng,…Ở một số người, tiền đái tháo đường thể hiện qua các dấu hiệu:
- Thường xuyên thấy khát nước
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm.
- Tầm nhìn mờ dần hoặc hạn chế.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung nhưng không rõ nguyên nhân.
Các dấu hiệu của tiền đái tháo đường thường dễ nhầm lẫn với một số tình trạng sức khỏe thông thường khác. Vì vậy, bạn và người thân trong gia đình bạn nên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh từ sớm để can thiệp và điều trị kịp thời
2.1 Cách kiểm tra nguy cơ tiền đái tháo đường ( 1 phút)
Hàng triệu người trưởng thành bị tiền tiểu đường, nhưng phần lớn trong số họ thậm chí không biết điều đó. Hãy làm bài kiểm tra ở ngay đây – chỉ tốn của bạn 60 giây – nhưng sẽ cho bạn biết được nguy cơ hiện tại của mình.
Bảng hỏi sàng lọc người có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ
(Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ- ADA 2019)
Câu hỏi | Thang điểm | Điểm số
(0 điểm nếu không biết) |
1. Bạn bao nhiêu tuổi? | < 40 tuổi (0 điểm)
40-49 tuổi (1 điểm) 50-59 tuổi (2 điểm) ≥ 60 tuổi (3 điểm) |
|
2. Giới tính của bạn là gì? | Nữ (0 điểm) Nam (1 điểm) | |
3. Nếu là nữ: bạn đã bao giờ bị chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ chưa? | Không (0 điểm) Có (1 điểm) | |
4. Bạn có cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con đẻ bị ĐTĐ không? | Không (0 điểm) Có (1 điểm) | |
5. Bạn đã bao giờ được chẩn đoán tăng huyết áp chưa ? | Chưa (0 điểm) Có (1 điểm) | |
6. Bạn có phải là người thường xuyên vận động không? | Có (0 điểm)
Không (1 điểm) |
|
7. Bạn có thừa cân hay *** phì không? | Không: BMI<23 (0 điểm)
Thừa cân: BMI 23-25 (1 điểm) *** phì : BMI ≥ 25-30 (2 điểm) Rất *** phì: BMI ≥ 30 (3 điểm) |
|
Tổng số điểm từ câu 1-7 | ||
Nếu tổng số điểm của bạn ≥ 5 điểm: bạn có nguy cơ cao mắc ĐTĐ típ 2. Bạn nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra đường huyết nhằm tầm soát tiền ĐTĐ và ĐTĐ. |
3. Làm thế nào để có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiền tiểu đường?
3.1 Tiền tiểu đường có ngăn chặn được không?
Nhiều người vẫn luôn tự hỏi ” Tiền tiểu đường có chữa được không?”.
Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu không có kế hoạch điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt thì 37% người bị tiều tiểu đường tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 sau 4 năm. Còn nếu thay đổi lối sống, thời gian người bị tiền tiểu đường tiến triển thành đái tháo đường là 10 năm. Thậm chí, thực hiện tốt chế độ ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ, bạn hoàn toàn đẩy lùi tiền tiểu đường.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường, chúng tôi biết rằng bạn có thể cảm thấy rất nhiều điều, như thể cuộc sống của bạn đã thay đổi và bạn sẽ không bao giờ “bình thường” được nữa. Nhưng hãy biết rằng không phải vậy.
3.2 Cách ngăn chặn sự phát triển bệnh
Đối với một số người mắc bệnh tiền tiểu đường, việc điều trị sớm cũng như thay đổi lối sống điều độ có thể thực sự đưa lượng đường trong máu (đường huyết) trở lại mức bình thường, ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2 một cách hiệu quả.
- Hãy đặt nhiều câu hỏi và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn
- Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày.
- Hãy bắt đầu ăn uống lành mạnh.
Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa tiền tiểu đường và sự tiến triển của nó thành bệnh tiểu đường loại 2, ngay cả khi bệnh tiểu đường đã di truyền trong gia đình bạn.
Ăn thực phẩm lành mạnh, biến hoạt động thể chất thành một phần trong thói quen hàng ngày của bạn và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp cơ thể của bạn trở lại bình thường.
Những thay đổi lối sống tương tự có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và cũng có thể giúp đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường, Bao gồm:
- Giảm cân thừa
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol
- Không hút thuốc
Một số trường hợp người bệnh không thể kiếm soát bằng cách thay đổi lối sống thì có thể điều trị Tiền đái tháo đường bằng thuốc. Metformin là nhóm thuốc chính được chỉ định điều trị tiền đái tháo đường. Hoặc người bệnh được cân nhắc sử dụng thuốc thay thế nếu không dung nạp với Metformin.
4. Kết luận
Thay đổi sang một lối sống lành mạnh vẫn là biện pháp quan trọng để điều trị, quản lý tiền đái tháo đường. Tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, nhất là khi điều trị bằng thuốc. Một điều quan trọng không thể thiếu đó là hãy lên kế hoạch theo dõi và quản lí tình trạng sức khỏe của bản thân để phòng ngừa và điều trị Tiền đái tháo đường một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Quiz – Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường tại nhà
- Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường ( tiểu đường )
- Nhận biết sớm bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ trên 50 tuổi
- Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường chỉ có ở nam giới
- Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ – Những điểm khác biệt cần lưu ý
Bài viết tham khảo nguồn: