Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa đường trong cơ thể mà còn gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu, trong đó mệt mỏi là một trong những vấn đề phổ biến nhất. Dù thường bị bỏ qua, mệt mỏi kéo dài có thể tác động sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ khó thực hiện các hoạt động hàng ngày, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Vậy tại sao bệnh tiểu đường lại gây ra mệt mỏi và làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Hãy cùng FPT MediCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Mệt mỏi và bệnh tiểu đường: Một mối liên kết chặt chẽ
Tại sao người tiểu đường hay bị mệt? Mệt mỏi trong bệnh tiểu đường không giống với mệt nhọc thông thường. Nếu một người khỏe mạnh bị mệt, họ có thể hồi phục năng lượng sau khi nghỉ ngơi. Trong khi đó, người bệnh tiểu đường lại thường cảm thấy kiệt sức liên tục, bất kể đã nghỉ ngơi đầy đủ. Tình trạng này, được nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe gọi là “hội chứng mệt mỏi do tiểu đường”, không chỉ liên quan đến thay đổi sinh lý trong cơ thể mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như tâm lý, lối sống và tác dụng phụ của thuốc.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 68% người mắc bệnh tiểu đường trải qua mệt mỏi. Đáng chú ý, họ có nguy cơ cảm thấy mệt mỏi cao hơn người không mắc bệnh đến 10,37 lần. Nhiều người mắc tình trạng này luôn cảm thấy mệt mỏi, cho dù họ ngủ đủ giấc, ăn uống ngon miệng và tập thể dục thường xuyên. Tình trạng này xảy ra ở cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất, tinh thần, và khả năng duy trì các hoạt động thường ngày. Điều này cho thấy tại sao người tiểu đường hay bị mệt là một vấn đề cần được quan tâm.
2. Nguyên nhân mệt mỏi ở bệnh nhân tiểu đường
Mệt mỏi trong bệnh tiểu đường là kết quả của nhiều yếu tố, từ sinh lý học đến lối sống và tâm lý. Các nguyên nhân chính bao gồm:
2.1. Thay đổi lượng đường trong máu
Sự dao động lượng đường trong máu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mệt mỏi ở người mắc bệnh tiểu đường.
- Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết):
Ở những người bị tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào không sử dụng insulin hiệu quả. Điều này gây ra tình trạng dư thừa glucose trong máu nhưng thiếu hụt trong tế bào. Hệ quả là các tế bào không được cung cấp đủ năng lượng, dẫn đến cảm giác kiệt sức. Đây là một trong những lý do phổ biến nhất giải thích tại sao người tiểu đường hay bị mệt.
- Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết):
Thuốc điều trị tiểu đường có thể có tác dụng phụ dẫn đến hạ đường huyết, làm giảm năng lượng cung cấp cho cơ thể và não bộ. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thậm chí ngay cả khi lượng đường trong máu đã được điều chỉnh trở lại.
2.2. Các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường
Các triệu chứng tiểu đường như đi tiểu thường xuyên, khát nước, và đói quá mức có thể làm cơ thể mất nước và năng lượng, khiến mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, các biến chứng như tổn thương thần kinh, bệnh thận, và tim mạch cũng làm suy yếu thể chất, tăng cảm giác kiệt sức.
2.3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị tiểu đường và các bệnh lý kèm theo như cao huyết áp hoặc cholesterol cao có thể gây tác dụng phụ, làm tăng cảm giác mệt mỏi.
2.4. Vấn đề tâm lý và cảm xúc
Người mắc bệnh tiểu đường thường phải đối mặt với căng thẳng tâm lý do cảm giác thất vọng và gánh nặng kiểm soát bệnh, từ việc theo dõi đường huyết đến tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân tiểu đường không chỉ phổ biến mà còn làm tăng nguy cơ mệt mỏi lên đến 2,5 lần.
2.5. Lối sống ít vận động và thừa cân
Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn góp phần gây mệt mỏi. Thừa cân khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để thực hiện các hoạt động cơ bản, làm gia tăng cảm giác kiệt sức. Mệt mỏi cũng có thể dẫn đến lười vận động, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó phá vỡ.
3. Cách kiểm soát mệt mỏi do bệnh tiểu đường
Mặc dù mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến, nhưng việc kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích:
3.1. Duy trì lượng đường trong máu ổn định
Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu là bước đầu tiên để giảm mệt mỏi. Bệnh nhân nên:
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các biến động.
3.2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng và giảm mệt mỏi.
- Cân bằng các chất dinh dưỡng đa lượng như carbohydrate, chất béo lành mạnh và protein để duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Ưu tiên carbohydrate phức tạp (như ngũ cốc nguyên hạt) thay vì carbohydrate đơn giản (như đường và bánh ngọt).
- Nếu bạn bị mệt mỏi do tăng đường huyết, bạn có thể giảm lượng carbohydrate nạp vào hoặc dùng chung với chế độ ăn uống lành mạnh
- Khi lượng đường trong máu thấp, bạn cần nạp nhiều carbohydrate hơn để cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết
3.3. Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất giúp cải thiện khả năng sử dụng insulin, tăng cường sức khỏe tim mạch, và giảm căng thẳng. Các bài tập cường độ cao và cường độ vừa phải đều có thể mang lại hiệu quả tích cực.
3.4. Quản lý căng thẳng
Các kỹ thuật như thiền, yoga, hoặc viết nhật ký có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình, hoặc chuyên gia cũng là cách tốt để vượt qua những khó khăn tâm lý.
3.5. Duy trì cân nặng hợp lý
Giảm cân không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của insulin và quản lý tốt bệnh tiểu đường mà còn làm giảm áp lực lên cơ thể, từ đó giảm mệt mỏi.
Kết luận
Tại sao người tiểu đường hay bị mệt đã được giải thích trong bài viết này. Mệt mỏi do bệnh tiểu đường không chỉ là một triệu chứng mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sự mất cân bằng trong cơ thể. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng này, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để góp phần vào sứ mệnh cá nhân hóa việc kiểm soát đường huyết hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, FPT MediCare đang tiên phong trong phát triển công nghệ theo dõi đường huyết, trong đó có máy đo đường huyết liên tục 3P. Thiết bị này giúp bạn theo dõi đường huyết liên tục trong 14 ngày và hiển thị trực quan trên ứng dụng, cho phép người dùng nắm bắt chi tiết biến động đường huyết, từ đó cá nhân hóa chế độ ăn uống và tập luyện. Ngoài ra, tính năng cảnh báo thông minh, chia sẻ dữ liệu với người thân và bác sĩ, cùng công nghệ bảo mật cao đảm bảo an toàn thông tin và tăng cường sự an tâm. Máy đo đường huyết 3P mang đến cuộc sống tự do, tận hưởng khoảnh khắc và làm chủ sức khỏe mỗi ngày. Để tìm hiểu thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm hoặc các bài viết khác tại website fptmedicare.vn.
Bài viết tham khảo nguồn:
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6064586
https://www.diabetes.co.uk/tiredness-and-diabetes.html
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323398
https://www.verywellhealth.com/does-high-blood-sugar-make-you-tired-5116557