Theo nghiên cứu đã được công bố, có rất nhiều nguyên nhân khiến một người bình thường bị mắc suy tim. Tuy nhiên, vẫn có nhiều phương pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh suy tim.
Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân, cơ chế hình thành suy tim và làm thế nào để dự phòng và điều trị suy tim nhé.
-
Tại sao người bình thường lại mắc suy tim?
1.1. Nguyên nhân gây suy tim thường gặp
Suy tim có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân hoặc do sự có mặt của nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Hai nguyên nhân phổ biến nhất có thể gặp là:
- Các tổn thương tim sau nhồi máu cơ tim
- Các bệnh lý động mạch vành (động mạch cấp máu nuôi tim).
Một nguyên nhân phổ biến khác có thể gây suy tim là
- Tăng huyết áp. Nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị sớm, huyết áp cao không được kiểm soát hoặc kiểm soát không tốt có thể dẫn đến suy tim.
- Suy thận. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận lâu ngày, rất dễ để tiến triển thêm suy tim, gọi là hội chứng tim thận.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể kể đến bao gồm:
- Bệnh tim bẩm sinh
- Các bệnh lý van tim
- Viêm cơ tim ( do nhiễm trùng,do thấp, do nhiễm độc,..)
- Rối loạn nhịp tim
- Bệnh lý cơ tim không rõ nguyên nhân,..
Đặc biệt, người bệnh khi có các tình trạng bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp hoặc thiếu máu, bệnh nhân tiểu đường mắc các bệnh lý mạch vành như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 4 lần so vs người mắc bệnh mạch vành thông thường.
( Hình minh họa: các nguyên nhân gây suy tim thường gặp)
1.2. Cơ chế hình thành suy tim
Suy tim là bệnh lý xảy ra khi tim không thể cung cấp máu đảm bảo cho nhu cầu oxy của cơ thể. Phần lớn trường hợp suy tim là do sự suy giảm chức năng của cơ tim
Cơ chế của quá trình này là:
– Đầu tiên, khi tim hoặc hệ tuần hoàn gặp bất thường, chức năng bơm máu đi của tim sẽ bị ảnh hưởng.
– Lúc này, cơ thể sẽ thích nghi bằng các cơ chế bù trừ để đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.
– Nếu một lí do nào đó, cơ chế bù trừ này hoạt động không còn hiệu quả thì sẽ dẫn đến tình trạng suy tim.
( Hình minh họa: Cơ chế hình thành suy tim)
cái này là sơ đồ, ko phải hình ảnh => em có muốn thiết kế dạng hình ảnh ko, nếu có thì cần làm rõ để design thực hiện nhé.
thiết kế hình ảnh thì khó lắm ạ, nhưng designer có thể vẽ lại sơ đồ cho nó đẹp mắt hơn thôi ạ
cái này là sơ đồ, ko phải hình ảnh => em có muốn thiết kế dạng hình ảnh ko, nếu có thì cần làm rõ để design thực hiện nhé.
thiết kế hình ảnh thì khó lắm ạ, nhưng designer có thể vẽ lại sơ đồ cho nó đẹp mắt hơn thôi ạ
1.3. Các yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị mắc suy tim
Có một số yếu tố yếu tố làm khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng suy tim mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm, bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Rối loạn chuyển hóa lipid
- Sử dụng ma túy,các chất gây nghiện
- Uống nhiều rượu
- Tiếp xúc với hóa chất hoặc xạ trị
- Ăn uống không lành mạnh
- Không tập thể dục đủ, lười vận động
- Thừa cân, béo phì
- Giới tính và tuổi tác : nam giới có nhiều khả năng bị suy tim hơn nữ giới, nhưng sự khác biệt ngày càng ít hơn theo tuổi tác
( Hình minh họa: Các yếu tố nguy cơ gây suy tim)
-
Làm sao để phòng ngừa và điều trị suy tim?
Do những tác hại xấu của suy tim lên sức khỏe con người cùng với quá trình điều trị lâu dài và phức tạp, việc dự phòng bệnh suy tim càng có vai trò quan trọng:
- Đối với những người chưa phát hiện mắc bệnh
- Cần tạo cho bản thân lối sống lành mạnh, tránh thức khuya
- Chế độ ăn khoa học:
- Uống không quá 1,5-2 L nước/ ngày
- Ăn không quá 2 g muối (natri) /ngày
- Ăn tăng cường rau xanh và trái cây theo mùa
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt
- Ăn nhiều chất xơ
- Chọn thịt ít béo ( có tỷ lệ nạc mỡ cân đối)
- Chọn sữa ít béo và các sản phẩm thay thế (chẳng hạn như sữa đậu nành)
- Không nên dùng các chất kích thích ( rượu, bia, thuốc lá,..)
- Nên tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày. Trong đó đi bộ là một lựa chọn đạt hiệu quả rõ rệt.
- Quản lý và điều trị tốt bệnh nền (nếu có): tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa lipid,.
- Giữ tinh thần thoải mái, giảm thiểu căng thẳng tối đa, tránh trầm cảm
- Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ (nên đi ít nhất 3-6 tháng/lần)
- Tới viện khám ngay khi cảm thấy bất thường
- Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim: việc theo dõi điều trị lâu dài rất quan trọng và giúp mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt
- Tuân thủ điều trị
- Chuẩn bị tâm lý thật tốt với việc sẽ chung sống với bệnh
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của lần khám trước.
- Tới cơ sở y tế có khả năng điều trị để kiểm tra ngay khi xuất hiện bất thường
( Hình minh họa: Phương pháp phòng ngừa suy tim hiệu quả)
Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học, có nhiều phương pháp điều trị suy tim được áp dụng:
- Sử dụng thuốc: Tùy theo từng bệnh nhân và giai đoạn của bệnh, các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. Đặc biệt bệnh nhân cần lưu ý, chỉ mua thuốc theo đơn của bác sĩ và tránh tự mua thuốc dùng ở nhà.
- Một số biện pháp điều trị đặc biệt khác đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong thực tế:
+ Sử dụng máy tạo nhịp ( máy có tác dụng kiểm soát nhịp tim)
+Thay ( ghép) tim ( đây được coi là phương pháp điều trị suy tim triệt để nhất, tuy nhiên đòi hỏi phải có nguồn tim thích hợp và dùng thuốc suốt đời)
Nhìn chung, suy tim là bệnh lý mạn tính ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu chúng ta có những hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế hình thành và các yếu tố nguy cơ thì việc có thể làm giảm khả năng mắc suy tim. Đặc biệt việc tuân thủ điều trị góp phần không nhỏ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Bài viết tham khảo nguồn:
https://www.heartandstroke.ca/heart-disease/conditions/heart-failure
https://staywell.mydigitalpublication.com/publication/?m=58500&i=540966&p=6&ver=html5
https://www.bhf.org.uk/informationsupport/conditions/heart-failure#futu