Câu chuyện của bác hàng xóm tất bật vì gia đình
Cụ thể thì tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện của bác N* (tôi xin phép được giấu tên ở đây), người hàng xóm thân thiện và là một người bố, trụ cột của gia đình. Bác được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 từ nhiều năm trước.
Lúc đầu, bác rất tuân thủ những lời khuyên điều trị từ bác sĩ. Tuy nhiên sau vài năm, chỉ vì những nỗi lo mưu sinh và tất bật với công việc mà tình trạng của bác trở nên xấu dần…
Mỗi lần gặp, tôi thường cố gắng hỏi thăm bác nhiều hơn để có thể hiểu và giúp đỡ bác điều gì đó. Nhưng lần nào bác cũng cười nhẹ rồi đáp “Không sao đâu con, bác bị từ lâu nên quen luôn rồi. Giờ lo làm ăn nên bác cũng không không có thời gian theo dõi sát nữa, chắc rồi cũng ổn thôi”. Nói xong, bác lặng lẽ bước đi..
Ngày qua ngày, tôi nhận thấy bước chân của bác bắt đầu trở nên nặng nề hơn, không còn linh hoạt như trước. Tôi thường nhìn thấy bác cố gắng che giấu nụ cười trên môi, nhưng ánh mắt trầm buồn tiết lộ điều khác biệt.
Bỗng một thời gian, tôi không còn thấy bác trên con đường quen thuộc về nhà nữa. Hỏi ra mới biết, bác đã phải nhập viện để phẫu thuật cắt bỏ 1 bên chân vì bị loét bàn chân do tiểu đường. Điều này không chỉ gây bàng hoàng và gục ngã đến gia đình của bác, mà còn khiến tôi lần đầu nhận ra sự đáng sợ của căn bệnh tiểu đường này.

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Mỗi ngày, hàng triệu người trên khắp thế giới đang sống trong sự nguy hiểm lặng lẽ của bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh không chú ý và nỗ lực trong việc tìm cách đối mặt với thực tế đau đớn ấy, thì chính họ đang mở ra một cánh cửa cho những biến chứng không lường trước được bước vào. Tiểu đường không chỉ là một căn bệnh đơn thuần về đường huyết; nó là một thách thức toàn diện nếu không được kiểm soát đầy đủ.
Thật vậy, tất cả các loại bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến các biến chứng ở nhiều bộ phận trên cơ thể và làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm đau tim, đột quỵ, suy thận, cắt cụt chân (do vết loét ở chân bị nhiễm trùng, không lành), mất thị lực và tổn thương thần kinh. Kiểm soát bệnh tiểu đường đã không dễ, và suy nghĩ về các biến chứng lâu dài có thể gây ra nhiều căng thẳng hơn.

Nỗi lo không chỉ đến từ việc đối mặt với con số trên máy đo đường huyết mỗi ngày, mà còn từ việc nhìn nhận rằng mỗi quyết định lối sống và mỗi bước đi không cân nhắc đều có thể làm thay đổi không chỉ ngày hôm nay mà còn cả những năm tháng tiếp theo. Bệnh tiểu đường là một “tên trộm” tàn nhẫn, lấy đi từng phần nhỏ của cuộc sống mà không báo trước, và nếu chúng ta không tỉnh táo và hành động ngay bây giờ, chúng ta có thể đánh mất nhiều hơn, không chỉ dừng lại ở sức khỏe của chúng ta.
Nỗi bận tâm không của riêng ai
Đối với người bệnh
Đối mặt với căn bệnh tiểu đường, người bệnh thường phải đối diện với một cuộc chiến không hồi kết.
Theo dõi liên tục và kéo dài: Việc theo dõi liên tục và thường xuyên không chỉ là một trách nhiệm mà còn là một thách thức tinh thần lớn. Không ít lần, những biến động của đường huyết, việc không đạt được mức độ kiểm soát mong muốn, có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và nản lòng.
Từ Bỏ Thói Quen Ăn Uống và Sở Thích: Việc từ bỏ những thói quen ăn uống quen thuộc, những món ăn yêu thích và thậm chí là những đặc trưng ẩm thực của vùng miền cũng là một phần khó khăn trong quá trình điều trị. Sự thay đổi đột ngột trong lối sống ăn uống có thể gây khó khăn tinh thần và làm tăng áp lực tâm lý cho người bệnh.
Bệnh tình đa dạng: Đối với những bệnh nhân lớn tuổi, ngoài tiểu đường, họ thường đối mặt với nhiều loại bệnh khác, tạo nên một bức tranh sức khỏe phức tạp. Việc theo dõi và kiểm soát nhiều chỉ số, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau mỗi ngày có thể khiến họ cảm thấy như đang sống trong một thế giới ngột ngạt chỉ còn là những thứ thuốc đắng nghét.
Nỗi lo, phân vân về biến chứng: Một khía cạnh khác nữa là nhiều người bệnh cảm thấy bối rối và lo lắng về khả năng mắc biến chứng, ngay cả khi họ duy trì chế độ sống lành mạnh và tuân thủ điều trị. Sự không chắc chắn này có thể tạo nên một tâm trạng lo sợ và stress liên tục, khiến cho việc quản lý tiểu đường trở nên khó khăn hơn

Đối với người thân có người mắc bệnh
Trong tình trạng này, việc hỗ trợ tâm lý và giáo dục sức khỏe là vô cùng quan trọng để giúp người bệnh vượt qua những khó khăn, tìm kiếm sự động viên và tự tin trong quá trình quản lý căn bệnh của mình.
Nỗi lo và khó khăn của họ không chỉ là cá nhân người bệnh mà còn là của gia đình, là của cộng đồng. Đồng thời, những câu chuyện này cũng là điều nhắc nhở tôi và tất cả mọi người xung quanh về tầm quan trọng của việc chú ý đến sức khỏe, thay đổi lối sống và tạo ra môi trường hỗ trợ để chống lại nguy cơ của tiểu đường và biến chứng từ nó.
Niềm mong mỏi của tôi là tìm được giải pháp giúp người thân của mình có thể theo dõi và kiểm soát những tiến triển của căn bệnh dai dẳng này vừa hiệu quả mà còn dễ dàng và tiện lợi cho ba mẹ và những người thân yêu của tôi
Kết luận
Các biến chứng sức khỏe lâu dài không phải là không thể tránh khỏi đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân phải nhận thức được tình trạng này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như thế nào và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ như ra sao.
Và hãy đối mặt với sự nguy hiểm của tiểu đường ngay từ bây giờ, vì mỗi quyết định là một bước đi quan trọng để giữ cho tương lai của tỏa sáng của người bệnh, không bị che phủ bởi bóng tối của biến chứng không mong muốn.
Bài viết tham khảo nguồn:
https://diatribe.org/diabetes-and-health-complications-what-know-what-do-what-ask
https://www.who.int/news-room/facts-in-pictures/detail/diabetes
https://www.who.int/vietnam/news/feature-stories/detail/the-growing-burden-of-diabetes-in-viet-nam