Ổn định đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân, đặc biệt với người đái tháo đường. Khi mức insulin giảm, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để cung cấp năng lượng thay vì tích trữ. Điều này giúp người đái tháo đường kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, giảm cân ở người đái tháo đường khi nào hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết cá nhân và công cụ hỗ trợ phù hợp. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa đường huyết, insulin và giảm cân, đồng thời giới thiệu giải pháp tiên tiến từ máy đo đường huyết liên tục 3P.
1. Giảm cân ở người bệnh đái tháo đường khi nào tốt, khi nào xấu?
Giảm cân có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Theo các chuyên gia, giảm từ 5–10% trọng lượng cơ thể có thể giúp người bệnh quản lý tốt hơn tình trạng đái tháo đường type 2 và kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi nào giảm cân có thể gây hại?
Giảm cân đột ngột hoặc không kiểm soát có thể dẫn đến hạ đường huyết, suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe khác. Nếu giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể mà không có kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi giảm cân:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu chế độ giảm cân, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng kế hoạch phù hợp.
- Chế độ ăn uống cân đối: Bổ sung thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá nạc, sữa ít béo và rau quả tươi.
- Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Theo dõi đường huyết: Sử dụng máy đo đường huyết liên tục để theo dõi mức đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện kịp thời.
Vậy giảm cân ở người đái tháo đường khi nào tốt nhất? Khi đường huyết đã được kiểm soát ổn định và bạn áp dụng phương pháp giảm cân an toàn, lành mạnh, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
2. Insulin và vai trò trong tích trữ chất béo
Để hiểu rõ hơn lý do giảm cân ở người đái tháo đường khi nào cần cân nhắc kiểm soát đường huyết, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất, có chức năng điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thực phẩm giàu carbohydrate, lượng glucose trong máu tăng lên. Điều này kích thích tuyến tụy tiết ra insulin để vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào, nơi glucose được sử dụng làm năng lượng hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen (chủ yếu ở gan và cơ). Tuy nhiên, khi lượng glucose dư thừa vượt quá khả năng dự trữ ở gan và cơ, chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích trữ dưới dạng triglyceride.
Nếu các tế bào kém nhạy cảm với insulin hơn có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao. Điều này buộc tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn để phản ứng lại sự tăng glucose máu, gây ra sự tăng insulin máu.
Lưu ý: Bản thân tăng insulin máu không phải là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, kháng insulin có thể gây ra cả hai tình trạng (tăng insulin máu và bệnh tiểu đường) và thường liên kết hai tình trạng này.
Tăng insulin máu có thể khiến cơ thể tăng cường tích trữ chất béo hơn ở các mô mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng và gan, đồng thời ức chế khả năng phân giải triglyceride để sử dụng axit béo làm năng lượng. Do đó, khi mức insulin cao kéo dài, cơ thể sẽ ở trạng thái “lưu trữ” chất béo thay vì “đốt cháy” chất béo, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn.
Ngược lại, khi mức insulin giảm, chẳng hạn trong thời gian đói hoặc khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ sử dụng lượng glycogen dự trữ và chất béo để cung cấp năng lượng. Điều này giải thích tại sao việc kiểm soát insulin là cần thiết để tiêu thụ chất béo giúp giảm cân.
Do đó, khi cơ thể muốn đốt cháy chất béo và giảm cân, mức insulin thấp là cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm nồng độ insulin có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa quá trình tích tụ chất béo trong mô mỡ. Việc giảm insulin máu là yếu tố cần thiết giúp trả lời câu hỏi giảm cân ở người đái tháo đường khi nào hiệu quả nhất.
3. Lợi ích của việc ổn định đường huyết
Giảm cân ở người đái tháo đường khi nào có mối liên hệ chặt chẽ với việc ổn định đường huyết. Ổn định đường huyết có thể tác động tích cực đến việc kiểm soát nồng độ insulin. Khi chúng ta giảm lượng đường trong máu, mức insulin trong cơ thể cũng giảm theo Khi lượng insulin trong máu bình thường, nó có thể cải thiện khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc duy trì mức glucose trong máu ở khoảng 80–120 mg/dL giúp cơ thể xử lý carbohydrate và protein hiệu quả hơn, tránh tích trữ chúng dưới dạng chất béo.
Ngược lại, khi đường huyết dao động thất thường, nó ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ lệ trao đổi chất, khiến việc giảm cân bị cản trở. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dL và ổn định là một trong những yếu tố phản ánh hoạt động trao đổi chất lành mạnh.
Một yếu tố quan trọng khác là mỗi người có cơ chế trao đổi chất riêng biệt. Cùng một loại thực phẩm có thể tạo ra phản ứng glucose khác nhau ở những người khác nhau, thậm chí ở cùng một cá nhân vào những thời điểm khác nhau. Do đó, việc hiểu rõ sự biến động nồng độ glucose huyết ở từng cá nhân là nền tảng để đưa ra các lựa chọn dinh dưỡng phù hợp. Sử dụng các công cụ hiện đại như máy đo đường huyết liên tục (CGM) có thể giúp bạn theo dõi mức glucose theo thời gian thực. Điều này giúp bạn nhận diện rõ hơn phản ứng của cơ thể với từng loại thực phẩm và thói quen sinh hoạt, từ đó điều chỉnh lối sống phù hợp. Việc theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn xác định giảm cân ở người đái tháo đường khi nào là tốt nhất. Để góp phần giúp các bệnh nhân cá nhân hóa việc kiểm soát đường huyết, FPT MediCare đang tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cho mục đích chăm sóc sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường. Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare, giúp theo dõi chính xác mức đường huyết 24/7, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể và các yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết của mình. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thói quen sinh hoạt một cách hiệu quả. Với máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT, việc quản lý bệnh tiểu đường trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Để hiểu hơn về lợi ích của thiết bị này, bạn có thế tham khảo thêm sản phẩm và các bài viết khác trên trang web https://web.fptmedicare.vn/.
Bài viết tham khảo nguồn:
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10636508/ https://www.medicalnewstoday.com/articles/326359
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2904045/ https://diabetesjournals.org/diabetes/article/73/6/837/154590/Insulin-Hypersecretion-as-Promoter-of-Body-Fat
https://www.healthline.com/health/hypoglycemia-and-weight-loss#blood-sugars-and-weight-loss
https://www.vively.com.au/post/how-stabilising-your-glucose-can-help-with-weight-loss