1. Dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Đường huyết cao là dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường tuýp 2. Được biểu hiện qua những triệu chứng sau đây:
- Cảm giác khát nước và uống nước nhiều hơn bình thường: Đường huyết cao dẫn đến sự mất nước qua thận, gây ra cảm giác khát nước dẫn đến uống nhiều nước để bù đắp cho sự mất nước này.
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm: Đường huyết cao gây ra sự kích thích thận, dẫn đến sự sản xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường. Cảm giác tiểu không hết hoặc tiểu không kiểm soát được cũng là một dấu hiệu tiềm ẩn.
- Mệt mỏi và suy giảm năng lượng: Một lượng lớn đường trong máu không được sử dụng và được giữ lại trong cơ thể, dẫn đến sự mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là sau khi ăn.
- Giảm cân hoặc tăng cân một cách bất thường: Đường huyết cao và sự kháng insulin gây ra sự sụt cân dù có thói quen ăn uống và hoạt động như trước đây. Hoặc tăng cân không kiểm soát được do lượng đường nạp vào không được cơ thể sử dụng, dẫn đến thường xuên có cảm giác đói và thèm ăn uống.
- Vết thương chậm lành: Vết thương, tổn thương, hoặc vết cắt trên da mất thời gian lâu để lành.
Tuy nhiên đối với người lớn tuổi, đặc biệt là ngoài 50 tuổi thì những dấu hiệu thường đi kèm với các bệnh mạn tính khác. Đường huyết cao có thể gây ra sự suy giảm lưu lượng máu đến tim, não, mắt,.. dẫn đến các triệu chứng như:
- Các triệu chứng về tim mạch như đau ngực hoặc khó thở
- Các vấn đề về tuần hoàn máu não như đau đầu, chóng mặt hoặc tình trạng say sẩm có thể ngất xỉu.
- Các triệu chứng về mắt như thị lực bị suy giảm, thấy mọi vật xung quanh nhạt nhòa và tối hơn, Mắt đau nhức, mỏi cộm, đỏ mắt, căng mắt,..
Nếu bạn gặp một hoặc nhiều dấu hiệu này, được nêu ở trên, đặc biệt là các triệu chứng về tim mạch, tuần hoàn não, mắt hoặc những triệu chứng nghiệm trọng khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

2. Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2 còn dựa vào các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn như tiền sử bệnh, di truyền, lối sống,… Dưới đây là phân loại mức độ nguy cơ từ cao đến thấp về khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những phụ nữ lớn tuổi:
Mức độ nguy cơ cao nhất:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường các loại.
- Béo phì, đặc biệt là mỡ bụng.
- Đã từng mắc bệnh tiểu đường khi mang thai (gestational diabetes).
- Đang mắc các bệnh tim mạch, bao gồm huyết áp cao, bệnh mạch vành, đột quỵ.
Mức độ nguy cơ trung bình:
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng theo tuổi, đặc biệt là sau 45-50 tuổi.
- Được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Mức độ nguy cơ thấp:
- Lối sống không lành mạnh như lười vận động, ăn nhiều đồ ăn nhanh,
- Thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia.
Lưu ý rằng đây chỉ là một phân loại chung và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và yếu tố riêng của mỗi người. Để biết rõ hơn về nguy cơ của bạn và để có chẩn đoán chính xác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
3. Cần làm gì khi có những dấu hiệu hay triệu chứng của tiểu đường tuýp 2?
Khi bạn có những dấu hiệu hay triệu chứng tiểu đường tuýp 2, quan trọng nhất là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số điều bạn có thể thực hiện:
- Đặt lịch khám với bác sĩ: Hãy đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ của bạn để được chẩn đoán chính xác về các triệu chứng và dấu hiệu bạn đang gặp phải.
- Thực hiện các xét nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm HbA1C (kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết trong thời gian dài), và xét nghiệm đường huyết sau ăn để đánh giá chức năng đường huyết hiện tại của bạn.
- Thay đổi lối sống: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn liệu pháp điều trị bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và quản lý cân nặng. Hãy cố gắng thực hiện theo như các chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.
- Điều trị y tế: Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với bạn để kiểm soát đường huyết hoặc điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường (nếu có)
- Theo dõi định kỳ: Hãy luôn tuân thủ việc theo dõi mức đường huyết của bạn và kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát tốt và giảm nguy cơ phát triển biến chứng.
Hãy nhớ rằng chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Và quá trình này là cá nhân hóa, dựa trên trạng thái sức khỏe và yếu tố riêng của mỗi người.

4. Cách phòng ngừa khi chưa có dấu hiệu tiểu đường tuýp 2
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetologia (2019) đã chỉ ra rằng duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối và hoạt động thể chất đều đặn, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ lớn tuổi.
Vì vậy, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hãy nên chú trọng nâng cao sức khỏe của bạn từ sớm để trách những đáng tiếc sau này. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đi khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu hoặc yếu tố nguy cơ tiểu đường.
- Kiểm soát cân nặng và duy trì mức cân nặng lý tưởng: Giảm tiêu thụ các đồ uống có đường, đồ uống có cồn và nước ngọt có gas. Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì, giúp cải thiện tình trạng đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Duy trì một lối sống lành mạnh: Ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein hợp lý. Hạn chế tiêu thụ thức ăn có nhiều đường, tinh bột và chất béo không tốt cho sức khỏe.
- Tập thể dục đều đặn: Tập luyện thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng cường sức khỏe chung. Thực hiện hoạt động thể chất mỗi ngày trong ít nhất 30 phút, như đi bộ nhanh, tập thể dục, bơi lội hoặc đi xe đạp. Tăng cường hoạt động thể lực hàng ngày bằng cách leo cầu thang, đi bộ thay vì sử dụng thang máy hay xe hơi.
- Hạn chế tiêu thụ rượu bia và thuốc lá: Hạn chế nhậu nhẹt rượu bia và hút thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ của rất nhiều loại bệnh
- Kiểm soát căng thẳng: Hạn chế căng thẳng và tìm các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thực hành thiền và kỹ thuật thư giãn khác.
Nên nhớ rằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự kiên nhẫn và cam kết. Mọi sự nỗ lực, cố gắng từ hôm nay sẽ nhận được những “trái ngọt” cho sức khỏe sau này.
Bài viết tham khảo nguồn: WHO (Vietnam), American Diabetes Association, Diabetes UK.