Kiểm soát đường huyết là một nhiệm vụ quan trọng với người lớn tuổi bị tiểu đường nhằm giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mức đường huyết ổn định giúp bảo vệ tim mạch, thận, và hệ thần kinh, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Có nên kiểm soát đường huyết đối với người lớn tuổi bị tiểu đường?” và đưa ra các phương pháp thực tiễn để thực hiện hiệu quả.
1. Tại sao cần kiểm soát đường huyết?
Đường huyết không kiểm soát tốt có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan quan trọng như tim, thận, mắt, dây thần kinh, và não. Do đó, duy trì mức đường huyết ổn định là cách ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, như suy thận, bệnh tim mạch, và giảm thị lực.
Chỉ số A1C (hay HbA1c), biểu thị mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng gần đây, thường được sử dụng để đánh giá mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường. Đối với hầu hết người trưởng thành, mục tiêu là duy trì A1C dưới 7% để hạn chế nguy cơ biến chứng.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và insulin để kiểm soát đường huyết có thể dẫn đến tình trạng giảm đường huyết quá mức, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đường huyết giảm thấp (hạ đường huyết), cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, mất tập trung, té ngã, và thậm chí ngất xỉu.
Cả tăng và hạ đường huyết đều gây hại cho cơ thể. Vì vậy, việc quản lý bệnh tiểu đường cần được thực hiện một cách cẩn trọng, đảm bảo cân bằng giữa hai nguy cơ này. Đồng thời cần đánh giá thường xuyên để xác định mức đường huyết nào có nguy cơ gây hại lớn hơn đối với từng bệnh nhân, từ đó đưa ra chiến lược điều trị phù hợp. Một câu hỏi đặt ra là có nên kiểm soát đường huyết đối với người lớn tuổi bị tiểu đường với cùng một mức độ nghiêm ngặt như người trẻ tuổi?
2. Người lớn tuổi cần mục tiêu kiểm soát khác biệt
Khi bàn về kiểm soát đường huyết, điều quan trọng là phải hiểu tại sao mục tiêu kiểm soát của người trẻ và người lớn tuổi lại khác nhau. Ở người trẻ, với tuổi thọ dài hơn, phải đối mặt với nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng do tình trạng tăng đường huyết kéo dài qua nhiều năm. Ngoài ra, họ thường có khả năng phục hồi tốt hơn sau các đợt hạ đường huyết mà không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Ngược lại, ở những người lớn tuổi từ 80-90, thời gian sống còn lại thường ngắn hơn, nên mối lo ngại về các biến chứng lâu dài do đường huyết cao cũng giảm đi.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu A1c thấp, thường cần điều trị phức tạp. Có thể bao gồm nhiều mũi tiêm insulin hoặc các loại thuốc hạ đường huyết mạnh. Tuy nhiên, điều này làm tăng nguy cơ:
- Hạ đường huyết (hypoglycemia): Ở người lớn tuổi, hạ đường huyết có thể gây hậu quả nghiêm trọng như chóng mặt, té ngã, gãy xương, và thậm chí mất khả năng tự lập. Đây là những rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Stress và gánh nặng cho gia đình: Người lớn tuổi có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các phác đồ điều trị phức tạp. Điều này gây áp lực không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho người chăm sóc.
Và, cần nhớ rằng tình trạng sức khỏe của người lớn tuổi không phải lúc nào cũng ổn định. Khả năng hoặc nhu cầu duy trì kiểm soát đường huyết chặt chẽ có thể thay đổi theo thời gian. Các mục tiêu điều trị không chỉ với đường huyết mà với mọi bệnh mãn tính đều cần được cá nhân hóa, phù hợp với những thay đổi của quá trình lão hóa.
3. Cách tiếp cận linh hoạt và cá nhân hóa
Thay vì áp dụng một mục tiêu kiểm soát đường huyết chung cho tất cả bệnh nhân, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân hóa mục tiêu, đặc biệt đối với người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng sức khỏe và chức năng của mỗi người quyết định mức độ kiểm soát phù hợp. Từ đó tối ưu hóa hiệu quả điều trị mà vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng cuộc sống.
Đối với những người cao tuổi có sức khỏe tốt, ít bệnh mãn tính đi kèm, và duy trì khả năng nhận thức cùng chức năng vận động ổn định, mục tiêu kiểm soát đường huyết thường được đặt ở mức chặt chẽ hơn. Nhóm này có tuổi thọ dự kiến dài hơn nên cần tập trung giảm thiểu nguy cơ biến chứng lâu dài. Do đó, mức A1C khuyến nghị thường duy trì ở khoảng dưới 7.0–7.5% (tương đương <53–58 mmol/mol).
Trong trường hợp những người có tình trạng sức khỏe trung bình hoặc phức tạp, mục tiêu cần được điều chỉnh linh hoạt. Những người này có thể mắc nhiều bệnh mãn tính hoặc suy giảm nhẹ về khả năng nhận thức và vận động. Tuổi thọ dự kiến của họ có sự biến động lớn, vì vậy các quyết định điều trị cần dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh kèm theo. Khả năng hồi phục và ưu tiên cá nhân của từng bệnh nhân cũng cần được cân nhắc. Vì vậy, có nên kiểm soát đường huyết đối với người lớn tuổi bị tiểu đường chặt chẽ hay không cần được xem xét dựa trên từng cá nhân. Với nhóm này, mức A1C hợp lý thường dưới 8.0% (tương đương <64 mmol/mol), nhằm cân bằng giữa lợi ích và rủi ro.
Ở những người có sức khỏe rất kém hoặc mắc bệnh mãn tính giai đoạn cuối, mục tiêu kiểm soát đường huyết có sự thay đổi lớn. Những người này thường gặp suy giảm nghiêm trọng về nhận thức hoặc gặp khó khăn lớn trong vận động. Vì tuổi thọ của họ hạn chế, lợi ích từ việc kiểm soát chặt chẽ đường huyết không còn đáng kể. Thay vào đó, điều trị tập trung vào việc ngăn ngừa hạ đường huyết nguy hiểm và kiểm soát các triệu chứng tăng đường huyết để đảm bảo sự thoải mái và an toàn. Các quyết định điều trị không nhất thiết dựa trên chỉ số A1C mà cần chú trọng vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Như vậy, việc cá nhân hóa mục tiêu kiểm soát đường huyết có thể giúp đảm bảo an toàn sức khoẻ và giảm thiểu áp lực không cần thiết cho bệnh nhân và người chăm sóc. Đây là cách tiếp cận phù hợp với thực tế sức khỏe đa dạng của người cao tuổi, đặt chất lượng cuộc sống lên hàng đầu.
4. Vai trò của công nghệ theo dõi đường huyết
Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM – Continuous Glucose Monitoring) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường, đặc biệt đối với người cao tuổi. Thiết bị CGM cung cấp dữ liệu đường huyết theo thời gian thực, cho phép giám sát liên tục và phát hiện kịp thời khi mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Nhờ đó, thiết bị không chỉ giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết mà còn cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát tổng thể, từ đó hạn chế những rủi ro liên quan đến bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
Một ví dụ điển hình là máy đo đường huyết liên tục 3P do FPT phát hành. Đây là thiết bị đầu tiên tại Việt Nam tích hợp theo dõi đường huyết không đau và kết nối với ứng dụng di động FPT MediCare. Người bệnh không còn lo lắng về việc chích máu đau đớn khi kiểm tra đường huyết. Hệ thống này tự động cập nhật số liệu đường huyết theo thời gian thực và cảnh báo ngay khi có bất thường, giúp người bệnh và gia đình xử lý kịp thời.
Hơn thế, FPT MediCare còn cho phép người thân và người chăm sóc theo dõi tình trạng glucose của bệnh nhân từ xa theo thời gian thực. Điều này mang lại sự an tâm lớn hơn, không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ có thể không phù hợp với mọi người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường. Thay vào đó, các mục tiêu kiểm soát được cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe và ưu tiên của mỗi người. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể. Với sự hỗ trợ từ công nghệ, như thiết bị theo dõi đường huyết liên tục, không chỉ giúp cải thiện khả năng giám sát mà còn tạo điều kiện để người thân chăm sóc hiệu quả hơn, mang lại sự an tâm cho cả bệnh nhân và gia đình. Quan trọng nhất, mọi quyết định điều trị cần được thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
Tóm lại, có nên kiểm soát đường huyết đối với người lớn tuổi bị tiểu đường hay không không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Mục tiêu kiểm soát đường huyết cần được cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác, và các yếu tố khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://web.fptmedicare.vn/>
Tài liệu tham khảo: