Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến việc điều hoà đường huyết của cơ thể, mà còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Người mắc tiểu đường thường dễ bị nhiễm trùng hơn, hồi phục chậm hơn so với người không mắc bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và hệ miễn dịch, từ đó có cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
1. Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?
Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động như một “hàng rào bảo vệ”, nhận diện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, và nấm. Nó bao gồm hai lớp chính:
- Hàng rào đầu tiên: Da và màng nhầy giữ vai trò ngăn chặn vi khuẩn và vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể.
- Hàng rào bên trong: Các tế bào bạch cầu, đặc biệt là lympho, tìm kiếm và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Hệ miễn dịch không chỉ bảo vệ cơ thể trước các mối đe dọa, mà còn giúp xây dựng khả năng miễn dịch lâu dài thông qua việc “ghi nhớ” cách tiêu diệt các mầm bệnh đã gặp trước đó.
2. Tiểu đường có ảnh hưởng gì đến hệ miễn dịch?
Ở người mắc tiểu đường, hệ miễn dịch thường bị suy yếu, khiến khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh giảm sút.
Đồng thời, đường huyết cao còn kích hoạt phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, gọi là viêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm kéo dài, nó có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Khi cơ thể bị viêm, hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Điều này đặc biệt khó khăn nếu hệ miễn dịch vốn đã suy yếu, khiến việc chống lại nhiễm trùng trở nên kém hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy người tiểu đường thường dễ mắc các bệnh như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Cúm
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng da
Bên cạnh đó, thời gian hồi phục từ các bệnh lý, vết cắt hoặc vết thương cũng kéo dài hơn so với người bình thường.
Khi bị bệnh, bạn có thể nhận thấy đường huyết tăng cao hơn bình thường. Điều này xảy ra do hệ miễn dịch giải phóng hormone để chống lại bệnh tật, nhưng đồng thời cũng làm tăng đường huyết tạm thời. Một số loại thuốc điều trị cảm cúm cũng có thể khiến đường huyết tăng cao.
Ngược lại, tình trạng sốt, đổ mồ hôi hoặc mất cảm giác thèm ăn có thể dẫn đến hạ đường huyết. Vì vậy, hãy theo dõi đường huyết thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.
3. Cách bảo vệ hệ miễn dịch khi mắc tiểu đường
3.1. Kiểm soát tốt đường huyết
Đường huyết ổn định là yếu tố tiên quyết giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Máy đo đường huyết liên tục (CGM) đã được thế giới công nhận là một công cụ đem lại lợi ích rất lớn cho người bệnh tiểu đường.
Một ví dụ nổi bật là máy đo 3P của FPT MediCare. Đây là thiết bị đầu tiên tại Việt Nam có khả năng cung cấp chỉ số đường huyết liên tục, phát hiện và cảnh báo kịp thời những biến động bất thường. Từ đó giúp bạn kiểm soát đường huyết một cách khoa học và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
3.2. Tăng cường sức khỏe miễn dịch
- Ăn nhiều trái cây và rau: Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Lưu ý, hãy cẩn thận với thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng. Cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi bạn sử dụng chúng.
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục không chỉ kiểm soát đường huyết mà còn kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có khả năng gây suy giảm khả năng miễn dịch. Bạn nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Quản lý căng thẳng: Khi bạn căng thẳng, hệ miễn dịch có thể gặp khó khăn hơn trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng. Căng thẳng cũng có thể làm tăng mức đường huyết. Do đó, hãy học cách nhận biết khi mức độ căng thẳng của bạn tăng cao và thực hành các hoạt động thư giãn như chánh niệm, thiền hoặc yoga. Chỉ cần 5 phút thư giãn cũng có thể giúp bạn giảm bớt áp lực và lấy lại sự cân bằng.
3.3. Tiêm phòng đầy đủ
Vắc-xin đặc biệt quan trọng đối với những người bị tiểu đường. ãy trao đổi với bác sĩ để biết rõ các loại vắc-xin cần thiết, đảm bảo tiêm phòng đầy đủ nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Bệnh tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng mà còn kéo dài thời gian hồi phục. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nguy cơ này thông qua việc duy trì đường huyết ổn định và chăm sóc hệ miễn dịch đúng cách. Máy đo đường huyết liên tục là một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp bạn quản lý bệnh một cách chủ động và hiệu quả.
Bảo vệ hệ miễn dịch không chỉ giúp bạn chống lại bệnh tật mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, mang lại sức khỏe bền vững và an lành.
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://web.fptmedicare.vn/>
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/diabetes/diabetes-complications/diabetes-immune-system.html