1. Glucose và nhu cầu năng lượng của cơ thể
1.1. Glucose là gì?
Glucose xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ngọt”. Đó là một loại đường bạn nhận được từ thức ăn và cơ thể bạn sử dụng nó để tạo năng lượng. Glucose có vai trò rất quan trọng, nó là chìa khóa giúp cơ thể bạn hoạt động một cách tốt nhất.
Theo phân loại khoa học, glucose thuộc nhóm carbohydrate (Carb) đơn giản, tên thường gọi là monosacharide hay đường đơn.
- Glucose có thể được cung cấp từ những nguồn nào?
Glucose có thể được cung cấp từ các nguồn carbohydrate đơn giản hay phức tạp. Carbs được coi là đơn giản hoặc phức tạp dựa trên tốc độ cơ thể tiêu hóa chúng. Theo đó, các nguồn cung cấp glucose bạn thường thấy bao gồm:
- Nguồn đơn giản: thường là các nguồn đường đơn, đường đôi, chúng có thời gian tiêu hóa nhanh hơn và thường làm đường huyết thay đổi nhanh chóng.
– Đường đơn hoặc đường đôi: Kẹo, soda, siro, đường phèn, đường phổi
- Nguồn phức tạp: Đây thường là những nguồn chứa nhiều tinh bột và chất xơ, cơ thể bạn sẽ mất thời gian nhiều hơn để tiêu hóa chúng. Trong đó, chất xơ có thời gian tiêu hóa lâu nhất và cũng là nguồn có khả năng ít làm ảnh hưởng đến sự dao động của đường huyết nhất.
– Tinh bột: thường gặp ở bánh mì trắng, gạo và mì ống
– Chất xơ: có nhiều trong trái cây, rau củ
1.2. Số phận của glucose trong cơ thể
- Ăn và tiêu hóa
Khi bạn ăn, thức ăn dạng carbohydrat sẽ được dạ dày và ruột non tiêu hóa dần dần để chuyển thành loại đường đơn giản nhất mà cơ thể có thể sử dụng, đó là glucose. Chất này sau đó được hấp thụ qua thành ruột vào máu và bắt đầu quá trình “phiêu lưu” khắp cơ thể.
- Vận chuyển glucose trong máu và đi đến các tế bào
Một khi glucose đã vào máu, nó được gọi là đường huyết. Đường huyết chính là nguồn cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, glucose không thể tự đi vào tế bào được mà nó cần sự trợ giúp của một “chiếc chìa khóa” mang tên insulin.
- Ở một khía cạnh khác, tuyến tụy sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng. Khi chúng ta ăn xong, đường huyết có xu hướng tăng lên, các tế bào beta của tuyến tụy sẽ nhận biết và ra lệnh cho insulin tập hợp. Sau đó, “chiếc chìa khóa” insulin mở cánh cửa tế bào, đưa glucose vào trong. Nhờ vậy, mức glucose được cân bằng trở lại.
- Sử dụng glucose như một nguồn năng lượng
Khi glucose vào tế bào, nó được sử dụng để tạo ra ATP – nguồn năng lượng chính của cơ thể. Trong quá trình này, glucose được đốt cháy để tạo ra năng lượng, nó đồng thời cũng sinh ra carbon dioxide (CO2) và nước.
- Dự trữ glucose
Nếu cơ thể có nhiều glucose hơn so với nhu cầu năng lượng cần thiết, glucose sẽ được chuyển hóa thành glycogen, dự trữ ở gan và các mô. Ngoài ra, một phần glucose dư thừa sẽ chuyển thành acid *** và dự trữ dưới dạng triglyceride trong mô mỡ. Đây là nguyên nhân tại sao ăn nhiều thực phẩm chứa đườngcó thể sẽ khiến bạn tích mỡ nhiều hơn.
Ngoài ra, khi cơ thể cần thêm năng lượng, như trong lúc tập thể dục hoặc giữa các bữa ăn, glycogen sẽ được chuyển hóa trở lại thành glucose và được sử dụng.
2. Glucose tác động như thế nào đến cơ thể chúng ta?
2.1 Vai trò của glucose đối với cơ thể
Ở điều kiện bình thường, glucose là nguồn nhiên liệu cần thiết để cung cấp năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể để hoạt động.
Ngoài ra, cơ thể cũng có thể sử dụng các nguồn năng lượng khác như acid amin (thành phần của protein) và chất ***. Tuy nhiên, dù dùng nguồn năng lượng nào, lượng đường trong máu cũng phải luôn được duy trì ở một nồng độ nhất định để phục vụ cho các hoạt động trao đổi chất của não và hệ thần kinh.
Vai trò của glucose với não và hệ thần kinh
Đây là hệ thống gần như hoạt động “lệ thuộc” vào glucose. Theo đó, các chức năng của não như suy nghĩ, trí nhớ và học tập có liên quan chặt chẽ với nồng độ glucose được cung cấp.
+ Nếu máu không cung cấp đủ glucose cho não:
- Các chất dẫn truyền thần kinh (hay còn gọi là chất truyền tin hóa học) có thể sẽ không được tạo ra, từ đó sự liên kết giữa các tế bào thần kinh bị phá vỡ và có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức.
- Trường hợp bạn bị tiểu đường, khi não thiếu glucose, chất *** sẽ được phân giải để cung cấp năng lượng. Quá trình này đồng thời cũng tạo ra một loại acid là ceton và có thể gây nên biến chứng nhiễm toan ceton.
Xem thêm: Nhiễm toan ceton : “Cơn ác mộng” của bệnh nhân tiểu đường
+ Ngược lại, nếu não được cung cấp quá nhiều glucose
- Nó có thể làm não bị căng thẳng và ảnh hưởng đến chức năng kết nối của não, từ đó khiến não bị co hoặc teo lại.
- Đồng thời, việc tăng đường huyết sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi não. Các mao mạch này sau khi bị tổn thương có khả năng sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng và oxi cho não, từ đó, các hoạt động về trí nhớ và suy nghĩ sẽ bị ảnh hưởng.
Vai trò của glucose đối với mô cơ:
Mô cơ cũng rất cần glucose để tạo năng lượng để thực hiện các hoạt động sống hằng ngày.
+ Khi thiếu glucose:
- Mô cơ sẽ yếu, mệt mỏi vì “đói” năng lượng.
- Tuy nhiên, khác với não, các mô cơ có khả năng dự trữ glucose dưới dạng glycogen. Theo đó, khi nồng độ glucose trong máu giảm thấp dưới mức cần thiết, glycogen dạng dự trữ sẽ chuyển hóa lại thành glucose giúp cơ hoạt động bình thường.
- Ngoài ra, cơ cũng có thể sử dụng chất *** làm một nguồn cung cấp năng lượng khác để thay thế.
+ Khi thừa glucose:
- Cơ thể sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa glucose thành các chất dự trữ như glycogen hoặc chất ***.
- Đồng thời, việc nồng độ glucose cao kéo dài trong máu sẽ làm các tế bào ở mô dần trở nên “lờn” với insulin và không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, từ đây có thể dẫn đến đái tháo đường tuýp 2.
Đối với các cơ quan khác của cơ thể:
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các cơ quan, giúp chúng hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ các chức năng sinh lý của cơ thể.
Xem thêm: Vai trò của glucose đến các cơ quan trên cơ thể
2.2. Ảnh hưởng của glucose đến sức khỏe người bệnh tiểu đường
Nồng độ glucose trong máu của bệnh nhân tiểu đường là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tình trạng người bệnh đái tháo đường hiện nay đang ra sao và hiệu quả điều trị đang như thế nào.
Đồng thời, việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ hỗ trợ người đái tháo đường rất nhiều trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng cấp tính cũng như mạn tính có thể xảy ra, bao gồm:
– Biến chứng cấp tính: Tình trạng này cần được sơ cứu và điều trị ngay vì có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Các biến chứng cấp thường gặp như nhiễm toan ceton, hạ đường huyết.
– Biến chứng mạn tính: Đây là hậu quả của việc tăng đường huyết không kiểm soát trong thời dài. Các biến chứng có thể xảy ra trên mắt, thận, thần kinh và hệ tim mạch của bạn.
Có thể dẫn link: Các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
3. Có những cách nào giúp bạn kiểm soát mức glucose huyết?
3.1 Bạn có thể kiểm soát mức glucose huyết bằng những cách nào?
Về dinh dưỡng:
– Kiểm soát khẩu phần ăn: Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng về cả số lượng và chất lượng, điều này có thể giúp bạn điều chỉnh lượng calo nạp vào và duy trì cân nặng vừa phải.
– Giảm các thức ăn chứa tinh bột: Tinh bột làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng ít tinh bột có thể giúp một người kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn
– Ăn nhiều chất xơ hơn: Chất xơ là loại carbohydrat ít làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn nhất. Ngoài ra, chất xơ còn giúp bạn no lâu hơn và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa ở ruột.
– Uống đủ nước: Việc này giúp cơ thể bạn giữ mức đường huyết trong khoảng cho phép. Với người bình thường, nước là môi trường cần thiết cho quá trình trao đổi chất cũng như chuyển hóa và đào thải các chất. Đối với người mắc tiểu đường, việc uống nước đủ sẽ tránh tình trạng khô da.
– Tránh uống nước ngọt và các loại nước nhiều đường: chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng cân
Tập thể dục thường xuyên hơn
– Bạn nên tập thể dục với cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày, hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần. Nếu bạn không có thói quen tập thể dục, bạn có thể chia việc tập luyện ra thành những bài tập ngắn để dễ bắt đầu hơn nhé!
– Người thừa cân, *** phì cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Theo đó, mức năng lượng khẩu phần ăn cũng giảm dần, 250-500 kcal/ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột).
3.2. Nếu bạn đã mắc đái tháo đường, bạn cần lưu ý thêm điều gì?
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định
– Đối với người tiểu đường, việc dùng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Do đó, bạn cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để mang hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát đường huyết.
Theo dõi chặt chẽ mức glucose trong máu của bạn
– Đo đường huyết đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà hoặc máy đo đường huyết liên tục (CGM). Tìm hiểu thêm thông tin về sự khác biệt của hai loại máy này ở link bên dưới.
Xem thêm: Các loại máy theo dõi đường huyết bạn nên biết
Glucose “phiêu lưu” trong cơ thể như thế nào? |
|
Tài liệu tham khảo:
- https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/diabetes-and-your-brain.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK545201/
- https://hms.harvard.edu/news-events/publications-archive/brain/sugar-brain#:~:text=Brain%20functions%20such%20as%20thinking,communication%20bet
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20047963
- https://health.clevelandclinic.org/how-to-lower-blood-sugar/
- https://www.webmd.com/diabetes/glucose-diabetes#:~:text=Too%20much%20glucose%20in%20your,Kidney%20disease
- https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-diet-exercise
- https://www.webmd.com/diabetes/ss/slideshow-blood-sugar-high-low