Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Việc thiếu hoặc thừa glucose gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang có nghi ngờ mắc cần hiểu rõ về tác động này để có cách kiểm soát glucose hiệu quả.
1. Glucose tác động như thế nào đến sức khỏe chúng ta?
Glucose xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ngọt”. Glucose có vai trò rất quan trọng, nó là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể con người.
Theo phân loại khoa học, glucose thuộc nhóm carbohydrate (Carb) đơn giản, tên thường gọi là monosacharide hay đường đơn.
Vậy, glucose sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe chúng ta?
1.1. Tác động của glucose đến sức khỏe chúng ta
Ở điều kiện bình thường, glucose là nguồn nhiên liệu cần thiết để cung cấp năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể để hoạt động.
Ngoài ra, cơ thể cũng có thể sử dụng các nguồn năng lượng khác như acid amin (thành phần của protein) và chất ***. Tuy nhiên, dù dùng nguồn năng lượng nào, lượng đường trong máu cũng phải luôn được duy trì ở một nồng độ nhất định để phục vụ cho các hoạt động trao đổi chất của não và hệ thần kinh.
Vai trò của glucose với não và hệ thần kinh
Đây là hệ thống gần như hoạt động “lệ thuộc” vào glucose. Theo đó, các chức năng của não như suy nghĩ, trí nhớ và học tập có liên quan chặt chẽ với nồng độ glucose được cung cấp.
+ Nếu máu không cung cấp đủ glucose cho não:
- Các chất dẫn truyền thần kinh (hay còn gọi là chất truyền tin hóa học) có thể sẽ không được tạo ra, từ đó sự liên kết giữa các tế bào thần kinh bị phá vỡ và có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức.
- Trường hợp bạn bị tiểu đường, khi não thiếu glucose, chất *** sẽ được phân giải để cung cấp năng lượng. Quá trình này đồng thời cũng tạo ra một loại acid là ceton và có thể gây nên biến chứng nhiễm toan ceton.
Xem thêm: Nhiễm toan ceton :“Cơn ác mộng” của bệnh nhân tiểu đường
+ Ngược lại, nếu não được cung cấp quá nhiều glucose,
- Nó có thể làm não bị căng thẳng và ảnh hưởng đến chức năng kết nối của não, từ đó khiến não bị co hoặc teo lại.
- Đồng thời, việc tăng đường huyết sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi não. Các mao mạch này sau khi bị tổn thương có khả năng sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng và oxi cho não, từ đó, các hoạt động về trí nhớ và suy nghĩ sẽ bị ảnh hưởng.
Vai trò của glucose đối với mô cơ:
Mô cơ cũng rất cần glucose để tạo năng lượng để thực hiện các hoạt động sống hằng ngày.
+ Khi thiếu glucose:
- Mô cơ sẽ yếu, mệt mỏi vì “đói” năng lượng.
- Tuy nhiên, khác với não, các mô cơ có khả năng dự trữ glucose dưới dạng glycogen. Theo đó, khi nồng độ glucose trong máu giảm thấp dưới mức cần thiết, glycogen dạng dự trữ sẽ chuyển hóa lại thành glucose giúp cơ hoạt động bình thường.
- Ngoài ra, cơ cũng có thể sử dụng chất *** làm một nguồn cung cấp năng lượng khác để thay thế.
+ Khi thừa glucose:
- Cơ thể sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa glucose thành các chất dự trữ như glycogen hoặc chất ***.
- Đồng thời, việc nồng độ glucose cao kéo dài trong máu sẽ làm các tế bào ở mô dần trở nên “lờn” với insulin và không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, từ đây có thể dẫn đến đái tháo đường tuýp 2.
Đối với các cơ quan khác của cơ thể:
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các cơ quan, giúp chúng hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ các chức năng sinh lý của cơ thể.
Vậy, khi nồng độ glucose trong cơ thể thay đổi, cơ thể bạn sẽ biểu hiện ra sao?
1.2. Cơ thể bạn sẽ biểu hiện ra sao khi thiếu hoặc thừa glucose?
Khi mức glucose thấp hơn bình thường, cơ thể bạn sẽ:
- Xuất hiện các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, kém tập trung, lo lắng, khó chịu, bồn chồn, nói chậm và phối hợp kém. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê, co giật.
- Đây là hệ quả của việc não thiếu năng lượng để hoạt động.
- Tăng nhịp tim, run, đổ mồ hôi (thường ở tay, hoặc các bộ phân khác), đau bụng, buồn nôn
- Đây là hệ quả của hệ thống điều hòa ngược của cơ thể. Khi đường huyết giảm thấp, cơ thể sẽ điều hòa bằng cách tiết ra các hormon gây tăng đường huyết để cân bằng trở lại. Một trong những hormon này là adrenalin – đây là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng trên.
Khi mức glucose cao hơn bình thường, cơ thể bạn sẽ:
- Muốn đi tiểu nhiều hơn
=> Khi đường huyết tăng cao, thận sẽ làm việc chăm chỉ hơn để tăng đào thải đường. Điều này khiến bệnh nhân muốn đi tiểu nhiều hơn.
- Khát nhiều hơn
=> Khi bạn đi tiểu nhiều hơn sẽ mất nước. Lúc này, cơ thể sẽ kích hoạt cảm giác khát để bạn uống nhiều nước hơn, từ đó pha loãng nồng độ đường trong máu.
- Khô miệng, khô da, nứt nẻ và dễ bị nhiễm trùng nướu, lưỡi,…
=> Cơ thể lấy nước từ các cơ quan để đào thải glucose, điều này khiến các bộ phận khác của cơ thể bị thiếu nước, dẫn đến khô miệng, khô da.
=> Đồng thời, cơ thể thiếu nước sẽ làm giảm lượng nước bọt. Tình trạng này kết hợp với việc nhiều đường trong máu khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Các vấn đề về thị lực, mắt nhìn mờ
=> Do nồng độ đường huyết tăng cao gây tổn thương đến các mạch máu nuôi võng mạc. Từ đó, gây nên các vấn đề về thị lực.
- Mệt mỏi
=> Khi đường huyết tăng cao thường xuyên, các tế bào ở mô cơ hoặc các cơ quan khác sẽ bắt đầu trở nên “lờn” với insulin. Điều này khiến các tế bào không dùng được insulin một cách hiệu quả, từ đó trở nên “đói” năng lượng và dẫn đến mệt mỏi.
1.3. Ảnh hưởng của glucose đến sức khỏe người bệnh tiểu đường
Nồng độ glucose trong máu của bệnh nhân tiểu đường là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tình trạng người bệnh đái tháo đường hiện nay đang ra sao và hiệu quả điều trị đang như thế nào.
Đồng thời, việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ hỗ trợ người đái tháo đường rất nhiều trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng cấp tính cũng như mạn tính có thể xảy ra, bao gồm:
– Biến chứng cấp tính: Tình trạng này cần được sơ cứu và điều trị ngay vì có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Các biến chứng cấp thường gặp như nhiễm toan ceton, hạ đường huyết.
– Biến chứng mạn tính: Đây là hậu quả của việc tăng đường huyết không kiểm soát trong thời dài. Các biến chứng có thể xảy ra trên mắt, thận, thần kinh và hệ tim mạch của bạn.
2. Tầm quan trọng của việc kiểm soát glucose trong quản lý tiểu đường
Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường, việc theo dõi và kiểm soát đường huyết sẽ giúp người bệnh:
– Tránh các biến chứng cấp như hạ đường huyết hay nhiễm toan ceton (một tình trạng tăng đường huyết nguy hiểm).
+ Nếu biến chứng cấp ở mức độ nhẹ (như hạ đường huyết nhẹ) xuất hiện quá thường xuyên, nó sẽ gây ra các cảm giác khó chịu với người bệnh như: run, đổ mồ hôi, mệt mỏi,.. có thể làm người bệnh dễ stress hơn. Đồng thời, nếu tình trạng hạ đường huyết nhẹ cứ lặp đi lặp lại có thể khiến bạn dần không nhận biết được các dấu hiệu sớm của biến chứng và chỉ phát hiện được khi tình trạng trở nặng (mất ý thức, co giật, hôn mê).
+ Nếu biến chứng cấp ở mức độ nặng (như hạ đường huyết nặng, nhiễm toan ceton), tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
– Tránh các biến chứng mạn tính xảy ra do lượng đường huyết tăng cao kéo dài. Các biến chứng này cần thời gian để xuất hiện nhưng một khi xuất hiện rồi thì chúng sẽ đi cùng với nhau và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các biến chứng mạn bạn có thể gặp bao gồm:
+ Bệnh tim mạch: bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim (đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ) và mạch máu (xơ vữa động mạch).
+ Bệnh thần kinh ngoại biên: Tê, ngứa ran, nóng rát hoặc đau ở bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, tổn thương thần kinh ngoại biên còn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Riêng đối với nam giới có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
+ Tổn thương thận: Bệnh thận đái tháo đường, suy thận.
+ Tổn thương mắt: các tổn thương trên võng mạc gây ra nhìn mờ, giảm thị lực, thậm chí mù lòa
+ Các vấn đề về da: khô da, nứt nẻ, nhiễm trùng da
+ Bệnh bàn chân đái tháo đường: loét và nhiễm trùng bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chi nếu không được điều trị kịp thời.
+ Vấn đề về trí nhớ: suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer và tâm thần như Trầm cảm.
– Ngoài ra, việc theo dõi đường huyết thường xuyên còn giúp bạn xác định xem mình có đang đáp ứng điều trị hay không. Hay nói cách khác, việc điều trị của bạn hiện tại có đang hiệu quả chưa, và có còn cần thay đổi gì để tình trạng bệnh của bạn tốt hơn không.
3. Các phương pháp kiểm soát mức glucose trong máu cho người tiểu đường
3.1. Quản lý chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm
Việc kiểm soát chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với người đái tháo đường. Một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường cần phải tuân thủ bao gồm:
– Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng
– Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn
– Duy trì hoạt động thể lực bình thường
– Duy trì cân nặng hợp lý
– Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu
Các thực phẩm người đái tháo đường có thể cân nhắc lựa chọn bao gồm:
– Chất bột đường: chiếm 50-60% tổng nhu cầu năng lượng. Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả.
– Chất ***: chiếm 20-25% tổng nhu cầu năng lượng. Chọn thực phẩm có ít chất *** bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng. Đồng thời, chọn các thực phẩm có nhiều chất *** chưa bão hòa có lợi cho sức khỏe: đậu đỗ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu cá,…
– Chất đạm: chiếm 15-20% tổng nhu cầu năng lượng. Tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản. Đồng thời, nên ăn các loại thịt bò, thịt lợn ít mỡ,
Ngoài ra, người đái tháo đường cũng cần chú ý những yếu tố sau:
– Cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và muối khoáng. Các chất này thường có trong rau và trái cây.
– Nên ăn nhạt, hạn chế các thực phẩm nhiều muối
– Tránh uống nước ngọt và các đồ uống có cồn (bia, rượu)
– Uống đủ nước
– Nên ăn nhiều chất xơ hơn
3.2. Hoạt động thể lực thường xuyên
Tăng cường hoạt động thể lực có thể giúp bạn cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Việc kết hợp luyện tập thể lực và quản lý chế độ ăn uống sẽ có hiệu quả giảm HbA1c nhiều hơn.
– Trước khi bắt đầu chương trình luyện tập thể lực, người bệnh đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thiết kế lộ trình tập luyện phù hợp với mục tiêu và tình trạng sức khỏe hiện tại
– Thông thường, người tiểu đường nên tập thể dục với cường độ vừa phải 5 ngày mỗi tuần. Trong đó:
+ Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: Nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày) và không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp.
+ Mỗi tuần nên tập các bài tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây thun, nâng tạ) để năng cao sức mạnh cơ bắp
+ Nếu bạn không có thói quen tập thể dục hoặc quá bận để luyện tập trong thời gian dài, bạn có thể chia nhỏ thời gian tập thể dục thành những bài tập nhỏ hơn trong ngày. Ví dụ: đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút.
– Tránh ngồi lâu và nên đứng dậy đi lại mỗi 20 tới 30 phút.
3.3. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và theo dõi chặt chẽ mức đường huyết của bạn
Bên cạnh thay đổi lối sống, việc dùng thuốc và theo dõi chặt chẽ mức đường huyết của bạn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản lý glucose huyết cho bệnh nhân đái tháo đường.
Các lưu ý khi sử dụng thuốc:
– Nên nhớ, thuốc có tác dụng giúp bạn giữ mức đường huyết trong khoảng mục tiêu. Do đó, bạn cần tuân thủ theo đúng của chỉ định của bác sĩ về thời điểm dùng thuốc, liều dùng, đường dùng (uống hoặc tiêm) cũng như lưu ý ghi nhận tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc sau khi sử dụng (hạ đường huyết, tăng cân,..)
– Ngoài thuốc điều trị tiểu đường, bạn có thể được kê thêm những thuốc khác nhằm giảm thiểu các biến chứng có thể gặp phải. Trường hợp này, bạn cũng cần uống đầy đủ các loại thuốc theo chỉ định nhé!
Các lưu ý khi theo dõi đường huyết
– Bạn cần đo đường huyết đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà hoặc máy đo đường huyết liên tục (CGM).
– Sau khi đo, bạn nên tự ghi chú thông tin các mức đường huyết theo ngày. Lưu ý ghi rõ thời điểm đo, chỉ số đường huyết đo được và những lưu ý kèm theo
Bạn có thể sử dụng các ứng dụng để theo dõi đường huyết như FPT-Medicare để theo dõi đường huyết trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Xem thêm: Ứng dụng quản lý đường huyết thông minh – FPT Medicare
4. Tổng kết
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính đối với các hoạt động sống của cơ thể chúng ta. Đặc biệt, đối với não và hệ thần kinh – đây gần như là cơ quan hoạt động lệ thuộc vào glucose.
Đối với người đái tháo đường, việc quản lý nồng độ glucose huyết là vô cùng quan trọng. Nó là chỉ dấu giúp đánh giá mức độ hiệu quả cho việc điều trị đái tháo đường hiện tại của người bệnh. Ngoài ra, việc kiểm soát nồng độ glucose huyết trong khoảng mục tiêu sẽ giúp người tiểu đường phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra (bao gồm biến chứng cấp và mạn).
Để thực hiện việc kiểm soát glucose huyết trong mức mục tiêu, người bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ các phương pháp quản lý đường huyết đã được khuyến cáo bao gồm: quản lý chế độ ăn uống, tập luyện thể dục, sử dụng thuốc và theo dõi đường huyết.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc biến chứng mắt do tiểu đường?
- Bạn có nguy cơ mắc Tiền tiểu đường không – Quiz test
- Nguyên nhân và dấu hiệu người tiểu đường bị hạ đường huyết?
Tài liệu tham khảo: