1. Người mắc tiểu đường tuýp 2 kiểm soát tốt đường huyết như thế nào?
1.1 Sử dụng thiết bị kiểm tra đường huyết hiện đại
Một thiết bị đo đường huyết có khả năng kết nối với điện thoại thông minh sẽ giúp người bệnh theo dõi đường huyết thuận tiện và hiệu quả hơn.
Các thiết bị này thường có màn hình lớn, hiển thị rõ ràng kết quả đo đường huyết.
1.2 Lưu trữ kết quả kiểm tra đường huyết
Việc này sẽ giúp người bệnh theo dõi được tình trạng đường huyết của mình một cách tổng quát và hiệu quả hơn.
Có nhiều cách để ghi và lưu trữ kết quả đo đường huyết:
– Sử dụng ứng dụng theo dõi sức khỏe: chỉ với chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể nhanh chóng cập nhật và lưu lại các thông tin về đường huyết, cũng như bữa ăn, vận động…
Sẽ càng nhanh chóng hơn nếu ứng dụng này có thể kết nối với máy đo đường huyết của bạn. Vì chỉ số đường trong máu sau khi đo sẽ được tự động chuyển vào ứng dụng này. Đây là cách tiện lợi nhất.
– Ghi chép vào sổ theo dõi: hầu hết các máy kiểm tra đường huyết trên thị trường đều kèm theo một cuốn log book (nhật ký) có chia sẵn ô theo thứ – ngày – tháng, với mục đích để người dùng ghi lại kết quả đo của mình.
Phương pháp này khá bất tiện với những người bận rộn, nhưng lại là giải pháp tốt cho bệnh nhân lớn tuổi không quen dùng điện thoại thông minh.
Điều quan trọng hơn là, cách này chỉ được dùng cho bệnh nhân và người thân xem lại chỉ số đường huyết. Sổ theo dõi này sẽ không được bác sĩ xem và đánh giá tình trạng đường huyết. Bác sĩ thường không tin vào con số được ghi chép vì có thể bị sai sót.
– Chụp ảnh kết quả hiện trên màn hình máy đo đường huyết: Cách này cũng khá hiệu quả đối với những người có ít thời gian rãnh. Người bệnh có thể xem lại và gửi kết quả đo cho người thân hay bác sĩ bất cứ lúc nào mà không cần mang máy kiểm tra đường huyết bên mình.
Tuy nhiên bệnh nhân sẽ không xem được tổng quan, cũng như biến động của đường huyết trong một khoảng thời gian xác định. Họ chỉ có thể xem được từng giá trị đường huyết riêng lẻ. Đồng thời phương pháp này cũng không cho phép ghi chú bữa ăn hay việc tập luyện ngay tại kết quả đo. Nếu bệnh nhân lưu những thông tin này ở nơi khác (như trên vở, hay ứng dụng notebook…), thì họ sẽ khó để tra lại sự ảnh hưởng của hoạt động hằng ngày đối với đường huyết.
– Theo dõi đường huyết ngay trên máy đo: Các máy đo đường huyết trên thị trường hiện nay đều có chức năng lưu trữ kết quả. Người dùng có thể xem lại chỉ số đường huyết ngay trên thiết bị.
Nhược điểm của cách này là người bệnh không nhận thấy được sự thay đổi đường huyết trong khoảng thời gian cụ thể (như một tuần, 1 tháng…). Bên cạnh đó, kết quả đo trên máy không thể chia sẻ trực tiếp cho người khác.
1.3 Chia sẻ kết quả kiểm tra đường huyết với bác sĩ
Bạn hãy nhớ rằng, bác sĩ rất cần được hiểu rõ hơn về sự thay đổi đường huyết của người bệnh, để từ đó có thể điều chỉnh cách điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
1.4 Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ
Không cần phải bàn cãi, đây đều là những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh, và ngăn ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra.
1.5 Tham gia các cộng đồng hỗ trợ bệnh tiểu đường
Việc gia nhập vào các hội nhóm đái tháo đường là một giải pháp hiệu quả giúp giảm bớt áp lực, và stress cho bệnh nhân tiểu đường cũng như người thân của họ. Những nhóm này cung cấp thông tin, kinh nghiệm và sự hỗ trợ tinh thần cho những cá nhân có cùng hoàn cảnh.
2. Vai trò của gia đình đối với người mắc tiểu đường tuýp 2 kiểm soát tốt đường huyết
2.1 Hỗ trợ người bệnh trong việc theo dõi đường huyết
Gia đình cần hỗ trợ người bệnh trong việc theo dõi đường huyết, chẳng hạn theo dõi hồ sơ đường huyết của họ thông qua các ứng dụng sức khỏe, nhắc người bệnh kiểm tra lượng đường trong máu, ghi lại kết quả đo đường huyết…
2.2 Giúp người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc
Những hàng động thực tế mà người thân có thể hỗ trợ bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị như:
– Chuẩn bị bữa ăn lành mạnh, ít carb (ít tinh bột), ít chất ***, giàu chất xơ…
– Cùng người bệnh tập luyện thể dục
– Nhắc nhở họ dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng…
3. Ứng dụng FPT Medicare – kiểm soát đường huyết không còn là nỗi lo
Chúng tôi thấu hiểu những khó khăn mà những người mắc tiểu đường thường gặp phải. Và từ đó, chúng tôi đã phát triển một ứng dụng di động giúp bệnh nhân theo dõi, quản lý tình trạng đường huyết một cách hiệu quả, mang tên FPT Medicare.
Những lợi ích tuyệt vời mà FPT Medicare có thể đem đến cho bạn là:
Đồng bộ nhanh chóng, tự động, không tốn công ghi chép
FPT Medicare cho phép đồng bộ kết quả đường huyết từ máy đo lên ứng dụng một cách nhanh chóng và tự động, thông qua kết nối bluetooth hiện đại.
Điều này giúp người bệnh không cần phải tốn công ghi chép kết quả đo vào sổ tay, giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Đồng thời bảo toàn sự chính xác của chỉ số đường huyết.
Lịch đo phù hợp với tình trạng bệnh, nhìn báo cáo là hiểu ngay tình trạng bệnh tuần rồi, tháng rồi
FPT Medicare cung cấp nhiều dạng lịch đo đường huyết phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau. Trên ứng dụng theo dõi đường huyết này, người dùng chỉ cần trả lời những câu hỏi đơn giản về tình hình bệnh tiểu đường hiện tại của bản thân, lịch đo sẽ tự động hiện lên.
Thêm vào đó, ứng dụng FPT Medicare còn cung cấp các biểu đồ, báo cáo trực quan giúp người bệnh dễ dàng thấy được đường huyết của mình có “tốt” (trong ngưỡng mục tiêu) hay thường xuyên lên xuống bất thường… Từ đó biết cách chủ động điều chỉnh sinh hoạt, hoặc chia sẻ với chuyên gia, hay người thân để nhận được lời khuyên trong việc cải thiện đường huyết
Có sẵn báo cáo cho bác sĩ xem khi được yêu cầu
Điều quan trọng cần nhắc lại là: bác sĩ rất cần được biết về việc theo dõi đường huyết của tại nhà của bệnh nhân.
Do đó, FPT Medicare cho phép người bệnh chia sẻ báo cáo đường huyết với bác sĩ một cách dễ dàng. Điều này giúp bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng bệnh của người mắc tiểu đường một cách nhanh chóng và chính xác.
Tóm lại, dù bạn sử dụng phương pháp nào để hỗ trợ theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh, điều quan trọng là hãy luôn tuân thủ lịch trình theo dõi đường huyết và tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc điều chỉnh thuốc và lối sống.