Gạo là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, đặc biệt với người châu Á. Tuy nhiên, với người tiểu đường, việc lựa chọn giữa gạo trắng và gạo lứt cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Gạo lứt không chỉ giàu chất xơ mà còn hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả, trong khi gạo trắng dễ tiêu hóa, phù hợp cho những trường hợp đặc biệt. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề “Người tiểu đường nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt?” để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe.
1. Sự khác biệt giữa gạo trắng và gạo lứt
Sự khác biệt giữa gạo trắng và gạo lứt không chỉ nằm ở màu sắc, mà còn ở cách chúng được chế biến.
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên cám, nghĩa là nó giữ được ba thành phần chính của hạt gạo: lớp cám, phần nội nhũ và phần mầm.
Trong khi đó, gạo trắng trải qua quá trình tinh chế, loại bỏ lớp cám và phần mầm, chỉ còn lại phần nội nhũ giàu tinh bột. Điều này khiến gạo trắng ít dinh dưỡng hơn so với gạo lứt.
Tuy nhiên, một điểm cộng của gạo trắng là thời gian nấu chín nhanh hơn so với gạo lứt.
2. So sánh về dinh dưỡng
Về giá trị dinh dưỡng, gạo lứt có lợi thế hơn. Nhờ giữ lại lớp cám và mầm, gạo lứt chứa nhiều chất xơ, magie, kali, sắt và các vitamin nhóm B (như B1, B3, B6 và B9). Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, duy trì sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.
Gạo trắng, dù không giàu dinh dưỡng bằng gạo lứt, lại có ưu điểm dễ tiêu hóa hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người gặp vấn đề về tiêu hóa, như hội chứng ruột kích thích hay bệnh viêm ruột.
Với những người khỏe mạnh, chế độ ăn giàu chất xơ từ gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên cám khác được khuyến nghị vì nó giúp giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và kiểm soát cân nặng tốt hơn.
3. Chỉ số đường huyết của gạo trắng và gạo lứt
Một yếu tố quan trọng khi quyết định người tiểu đường nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt là chỉ số đường huyết (GI). Chỉ số đường huyết (GI) là một thước đo của thực phẩm theo thang điểm từ 0 đến 100, dựa trên mức độ làm tăng đường huyết sau khi ăn. Thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ làm đường huyết tăng chậm và ổn định hơn. Chỉ số GI đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường, vì họ dễ gặp tình trạng tăng đường huyết đột ngột và nhanh chóng hơn so với người bình thường.
Gạo trắng có chỉ số GI cao, với mức trung bình khoảng 73. Trong khi gạo lứt thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI trung bình, khoảng 68.
Trong một nghiên cứu, việc tiêu thụ gạo trắng thường xuyên được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngược lại, việc thay thế bằng gạo lứt, hoặc các loại ngũ cốc nguyên cám khác giúp giảm đáng kể tỉ lệ mắc căn bệnh này so với gạo trắng.
Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, máy đo đường huyết liên tục có thể là một giải pháp hữu ích để giám sát và quản lý lượng đường trong cơ thể. Thiết bị này cung cấp dữ liệu chi tiết về sự biến động đường huyết với từng bữa ăn. Điều đó giúp bạn nhận biết rõ loại thực phẩm nào ảnh hưởng tiêu cực đến mức đường huyết. Dựa trên thông tin này, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn. Chẳng hạn ưu tiên gạo lứt thay vì gạo trắng để giữ đường huyết ổn định, hoặc hay ăn gạo trắng với lượng phù hợp để tránh các đợt tăng đường huyết đột ngột. Máy đo đường huyết liên tục giúp bạn theo dõi đường huyết sau khi ăn, từ đó quyết định người tiểu đường nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt, và với lượng bao nhiêu là phù hợp.
4. Lượng calo và khả năng no lâu
Theo cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một cốc gạo lứt nấu chín cung cấp khoảng 218 calo, thấp hơn một chút so với 242 calo trong lượng gạo trắng tương tự. Mặc dù sự chênh lệch không đáng kể, nhưng gạo lứt lại có lợi thế nhờ hàm lượng chất xơ cao, giúp tạo cảm giác no lâu hơn. Điều này rất hữu ích cho những ai đang cố gắng kiểm soát cân nặng.
Chất xơ trong gạo lứt không chỉ tốt cho tiêu hóa, mà còn hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch.
5. Khi nào nên chọn gạo trắng?
Mặc dù gạo lứt tốt hơn cho người tiểu đường, nhưng có những trường hợp người tiểu đường nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt mà câu trả lời là gạo trắng. Dù gạo lứt được coi là lựa chọn lành mạnh hơn trong đa số trường hợp, nhưng gạo trắng vẫn có vai trò nhất định trong chế độ ăn uống. Với những người đang trong giai đoạn phục hồi sau bệnh tật, hoặc gặp vấn đề tiêu hóa khiến việc ăn thực phẩm nhiều chất xơ trở nên khó khăn, gạo trắng là một lựa chọn an toàn và dễ tiêu.
Ngoài ra, gạo trắng cũng phổ biến hơn trong các món ăn truyền thống và thường có hương vị dễ ăn hơn với nhiều người.
Cả gạo trắng và gạo lứt đều có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Điều quan trọng là biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý:
- Nếu bạn khỏe mạnh và muốn tối ưu hóa dinh dưỡng, nên ưu tiên gạo lứt.
- Nếu bạn gặp vấn đề tiêu hóa hoặc cần một nguồn năng lượng nhanh chóng, gạo trắng là một lựa chọn phù hợp.
- Bạn cũng có thể trộn 2 loại gạo này với nhau khi nấu để giảm lượng cơm trắng
- Và đừng quên kết hợp gạo với các nguồn protein, rau xanh và chất béo lành mạnh để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Tóm lại, người tiểu đường nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt? Gạo lứt và gạo trắng đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Gạo lứt nổi bật với giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và các lợi ích sức khỏe lâu dài. Trong khi đó, gạo trắng dễ tiêu hóa và phù hợp với những người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Lựa chọn loại gạo nào phụ thuộc vào mục tiêu sức khỏe và sở thích cá nhân của bạn!
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>
Tài liệu tham khảo:
Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 2007.