FPT Medicare https://web.fptmedicare.vn/ Ứng dụng giúp cho cá nhân và người thân trong gia đình duy trì một lối sống khỏe mạnh. Fri, 14 Mar 2025 09:15:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.1 https://web.fptmedicare.vn/assets/uploads/2025/03/cropped-logo-ngang-cam-1-100x100.webp FPT Medicare https://web.fptmedicare.vn/ 32 32 Trinh https://web.fptmedicare.vn/trinh/ Fri, 14 Mar 2025 09:14:54 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=28398 Test add new post

The post Trinh appeared first on FPT Medicare.

]]>
Test add new post

The post Trinh appeared first on FPT Medicare.

]]>
Việt Nam hiện tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh https://web.fptmedicare.vn/viet-nam-hien-ty-le-nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-dang-gia-tang-nhanh/ Fri, 14 Mar 2025 05:53:57 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=28305 Chiều ngày 10/11/2023, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11)…

The post Việt Nam hiện tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh appeared first on FPT Medicare.

]]>
Chiều ngày 10/11/2023, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11) và Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (2/11). Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự và phát biểu tại Lễ mít-tinh.

Tham dự Lễ mít- tinh có TS.Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO); đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham hỏi, động viên người bệnh, người nhà người bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, làm gia tăng gánh nặng y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiểu biết của cộng đồng về “kẻ giết người thầm lặng” này còn nhiều hạn chế.

Theo số liệu của Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh bệnh này cũng ngày càng nhiều hơn. Thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20 đến 79 tuổi đã tăng hơn gấp ba lần và trong vòng 15 năm qua; chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường cũng tăng lên gấp ba lần.

Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, tàn phế, thậm chí tử vong bởi thường được chẩn đoán, điều trị muộn.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu

Phát biểu tại Lễ mít-tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, bệnh đái tháo đường vẫn là một thách thức toàn cầu đối với sức khỏe và hạnh phúc của các cá nhân, gia đình và xã hội.

Sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, lối sống ít vận động, tỷ lệ người béo phì ngày càng tăng và lứa tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa thực sự là một hồi chuông báo động.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết thêm, thời gian qua Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia Y tế giai đoạn 2012-2015 do Chính phủ phê duyệt, chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết Trung ương 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2026-2020…

Với sự quyết tâm của cả hệ thống y tế từ Trung ương tới địa phương và của Bệnh viện Nội tiết Trung ương với vai trò là bệnh viện tuyến cuối điều trị các bệnh nội tiết-rối loạn chuyển hóa, chỉ đạo tuyến, công tác phòng, chống bệnh các bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh đái tháo đường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Ý thức của người dân ngày càng được nâng cao trong việc phòng bệnh, xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh, tham gia sàng lọc để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế; người dân được theo dõi, tư vấn để giảm thiểu biến chứng của bệnh, nhất là phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận và các biến chứng nguy hiểm khác.

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường, đó là tỷ lệ đái tháo đường dưới 10% (hiện ở mức 7,3%), tỷ lệ tiền đái tháo đường dưới 20% (hiện ở mức hơn 17%). Tuy nhiên trước tình hình các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường vẫn có xu hướng gia tăng, thì cán bộ y tế và mỗi người dân cần đề cao tinh thần phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe hơn nữa để bảo vệ bản thân và gia đình cũng như xã hội trước các nguy cơ bệnh tật.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ, bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể dự phòng được nếu như mọi người chúng ta chú ý và quan tâm hơn nữa đến khẩu phần ăn hàng ngày, thường xuyên tăng cường hoạt động thể lực.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, TS.Angela Pratt, Trưởng WHO tại Việt Nam cùng các đại biểu tại Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường năm 2023

Thông điệp của Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường năm 2023 được Hiệp hội phòng, chống đái tháo đường thế giới đưa ra là “Chúng ta cần biết nguy cơ mắc đái tháo đường của mình và biết cách phòng, chống bệnh” nhằm nhắc chúng ta hãy lắng nghe cơ thể, tự theo dõi, chăm sóc cuộc sống hàng ngày, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nhằm đẩy lùi căn bệnh này góp phần bảo vệ tương lai tươi sáng của các bạn và gia đình bạn. Dự phòng bệnh đái tháo đường ngay từ lúc này chưa bao giờ là muộn.

TS.BS.Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát biểu

Theo TS.BS.Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương đưa ra một số khuyến cáo mọi người dân cùng thực hiện để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Theo đó, hãy nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường: tăng huyết áp; rối loạn mỡ máu; thừa cân, béo phì, ít vận động thể lực; chế độ ăn, uống thừa năng lượng; lạm dụng rượu, bia, thuốc lá.

Thực hiện các hành vi sức khỏe, lối sống lành mạnh trong đó chế độ ăn uống hợp lý, vận động thể lực hàng ngày và áp dụng các biện pháp y tế sớm để giảm thiểu, loại trừ các yếu tố nguy cơ từ sớm.

Xét nghiệm đường máu định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và tình trạng tiền đái tháo đường nếu có, cần nhớ rằng trong chúng ta hiện có 50% người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán.

Đái tháo đường là bệnh mãn tính, phải điều trị lâu dài tới hết đời, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt, tránh các biến chứng. Chúng ta không nên tự điều trị để tránh dẫn đến các sai sót và hậu quả đáng tiếc.

Cán bộ y tế Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám, xét nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường cho người dân

Nhân dịp này, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng đã tổ chức chương trình khám sàng lọc, tư vấn bệnh đái tháo đường miễn phí cho các đối tượng là người bệnh nội trú và người nhà bệnh nhân tại cơ sở Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội và cán bộ một số cơ quan trên địa bàn xã Tứ Hiệp – huyện Thanh Trì.

The post Việt Nam hiện tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh appeared first on FPT Medicare.

]]>
Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết https://web.fptmedicare.vn/benh-dai-thao-duong-nhung-thong-tin-ban-can-biet/ Fri, 14 Mar 2025 05:41:31 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=28265 Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc Tế (IDF), năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người ở độ tuổi 20 – 79…

The post Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết appeared first on FPT Medicare.

]]>
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc Tế (IDF), năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người ở độ tuổi 20 – 79 mắc bệnh đái tháo đường. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, tại Việt Nam, số người trưởng thành mắc đái tháo đường đã lên đến con số gần 5 triệu người.

Chia sẻ

Bệnh đái tháo đường là gì?

Vậy đái tháo đường là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh đái tháo đường thế nào? Cùng Bowtie tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (hay tiểu đường) là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến quá trình cơ thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu tăng cao kéo dài (tăng đường huyết). 

Đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả (đề kháng với insulin). Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây tổn hại tới một loạt các cơ quan và mô trong cơ thể, bao gồm tim, thận, mắt và thần kinh.

Phân loại đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường được phân thành 3 loại chính:

  • Đái tháo đường type 1Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và thường được phát hiện trước 19 tuổi.
  • Đái tháo đường type 2Đây là loại bệnh phổ biến nhất. Hơn 95% bệnh nhân đái tháo đường mắc loại này.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Loại bệnh này xảy ra ở phụ nữ mang thai, thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài đái tháo đường, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn tiền đái tháo đường. Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu của bạn đã cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán đái tháo đường. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2.

Đọc thêm

Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường có biểu hiện rõ rệt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào mức đường huyết của người bệnh. Một số bệnh nhân, nhất là người mắc đái tháo đường type 2, không nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì. Trong khi đó, bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường được phát hiện nhanh chóng vì các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là:

  • Cảm thấy khát hơn bình thường
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Sự hiện diện của ceton trong nước tiểu. Ceton là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy cơ và chất béo, xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin
  • Mệt mỏi, không có sức lực
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu kỉnh, nổi nóng,…
  • Nhìn mờ
  • Có vết loét chậm lành
  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân
  • Mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng nướu, da và âm đạo
Vết thương chậm lành là một dấu hiệu bệnh đái tháo đường
Vết thương chậm lành là một dấu hiệu bệnh đái tháo đường thường gặp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường sẽ khác nhau tùy từng loại:

  • Đái tháo đường type 1: Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, khiến tụy không tạo đủ insulin. 
  • Đái tháo đường type 2: Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi các tế bào trong cơ thể không đáp ứng hiệu quả với hormone này. 
  • Đái tháo đường thai kỳ: Trong thai kỳ, một số hormone cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển sẽ làm giảm hiệu quả của insulin trong cơ thể người mẹ. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để bù đắp, lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng lên.

Yếu tố nguy cơ đái tháo đường

Tùy từng loại đái tháo đường mà các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh sẽ khác nhau.

Đái tháo đường type 1

Các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 1 thường không rõ ràng như type 2, có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường type 1 thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh
  • Tuổi tác: Bệnh thường gặp phải ở trẻ em và thanh thiếu niên. 

Đái tháo đường type 2

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Trên 45 tuổi
  • Thừa cân, béo phì
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ít hoạt động thể chất, ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia,…
  • Có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ
  • Hút thuốc lá chủ động hoặc bị động
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai dễ phát triển đái tháo đường thai kỳ nếu:

  • Có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Từng sinh con nặng trên 4kg
  • Thừa cân, béo phì
  • Trên 25 tuổi
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2

Biến chứng đái tháo đường

Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đái tháo đường có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Theo nhiều khảo sát cho thấy, bệnh là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong sớm ở nhiều quốc gia, là tác nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân phải đoạn chi.

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, 55% bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam đã xuất hiện biến chứng, trong đó 34% là biến chứng tim mạch, 39,5% là biến chứng về mắt và thần kinh, 24% là biến chứng ở thận.

Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Vấn đề tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Tổn thương dây thần kinh: Đường huyết tăng cao kéo dài có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này gây ngứa ran, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên. Một số trường hợp bị viêm nhiễm, lở loét dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ chi.
  • Bệnh thận: Đái tháo đường có thể làm hỏng hệ thống lọc của thận.
  • Tổn thương mắt: Bệnh làm hỏng các mạch máu của mắt và dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù vĩnh viễn.
  • Tình trạng ở da và miệng: Bệnh khiến bạn dễ gặp phải các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Mất thính lực: Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Sa sút trí tuệ: Bệnh làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.
  • Trầm cảm: Các triệu chứng trầm cảm thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và 2.

Đọc thêm

Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường

Ngoài quan sát các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân đái tháo đường cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Bệnh nhân sẽ được đo đường huyết sau khi đã nhịn ăn uống 8 tiếng.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT): Khi thực hiện xét nghiệm này, bạn được yêu cầu nhịn ăn trong 8 tiếng và sau đó uống 75g glucose. Bạn sẽ được kiểm tra đường huyết sau khi uống glucose từ 1-2 giờ để đánh giá kết quả.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Xét nghiệm này đo mức đường huyết của bạn ở bất kỳ lúc nào mà không cần nhịn ăn.
  • Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm này giúp xác định mức đường huyết trung bình của bạn trong khoảng 2-3 tháng qua. 
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chính xác lượng đường trong máu
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán đái tháo đường.

Phương pháp điều trị đái tháo đường

Phương pháp điều trị đái tháo đường sẽ được chỉ định tùy loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. 

Đái tháo đường type 1: Vì tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin nên bệnh nhân đái tháo đường type 1 cần tiêm bổ sung insulin hàng ngày để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Đái tháo đường type 2: Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì cách điều trị tốt nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt, kiểm soát cân nặng và sử dụng thuốc (trong trường hợp cần thiết).

Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học. Một số người sẽ cần sử dụng thuốc trong trường hợp không thể kiểm soát lượng đường trong máu thông qua việc thay đổi lối sống.

Cách phòng ngừa đái tháo đường

Bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.

Đái tháo đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì tiến triển âm thầm và gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, phòng tránh đái tháo đường là việc làm vô cùng cấp thiết ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi.

Hiện nay, vẫn chưa có cách nào để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả. Tuy nhiên, bằng việc xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, bạn có thể hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ và calo. Khuyến khích ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Duy trì thói quen tập thể dục thể thao hoặc đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (đối với những người thừa cân, béo phì). Tuy nhiên, nếu đang trong thai kỳ thì bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về cân nặng sao cho không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nghỉ ngơi hợp lý cũng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Bỏ thuốc lá: Việc này giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, bệnh phổi và tăng cường sức khỏe toàn diện.
  • Uống đủ nước: Hãy duy trì thói quen uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
  • Giữ tinh thần lạc quan, thư giãn: Hạn chế căng thẳng thần kinh với phương pháp ngồi thiền và các bài tập hít thở nhẹ nhàng
  • Không xem TV khi ăn: Việc này khiến bạn mất tập trung và dễ nạp nhiều thức ăn vào cơ thể hơn mức bình thường
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Mọi người, đặc biệt là người trên 45 tuổi, nên kiểm tra đường huyết ít nhất 3 năm 1 lần.

The post Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết appeared first on FPT Medicare.

]]>
Tổng quan về bệnh đái tháo đường https://web.fptmedicare.vn/tong-quan-ve-benh-dai-thao-duong/ Fri, 14 Mar 2025 04:21:57 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=28261 Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin,…

The post Tổng quan về bệnh đái tháo đường appeared first on FPT Medicare.

]]>
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Phân loại đái tháo đường gồm:

  • Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
  • Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
  • Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).

Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

  • a, Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)
  • b, Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
  • c, HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • d, Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán đái tháo đường.

2.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

  • Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
  • Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
  • HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).

Rối loạn glucose có thể chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường
Rối loạn glucose có thể chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường

3. Triệu chứng bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát
  • Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
  • Mệt mỏi nhiều
  • Nhìn mờ
  • Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
  • Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
  • Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)

4. Biến chứng bệnh đái tháo đường

Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. Ngoài ra, những người đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới . Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2,6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường . Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận .

Duy trì mức đường máu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Do đó những người mắc đái tháo đường cần được theo dõi thường xuyên.

4.1. Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.


Bệnh đái tháo đường có thể gây đột quỵ
Bệnh đái tháo đường có thể gây đột quỵ

4.2. Biến chứng đái tháo đường trên thận

Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

4.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không có đái tháo đường. Tuy nhiên, với sự quản lý toàn diện, có thể ngăn ngừa một tỷ lệ lớn cách cắt cụt liên quan đến đái tháo đường. Ngay cả khi cắt cụt chi, chân còn lại và cuộc sống của người bệnh có thể được cứu chữa, cải thiện bằng cách chăm sóc theo dõi tốt bởi nhóm đa lĩnh vực. Những người đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên.

4.4 Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt

Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.


Mù lòa là 1 trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường
Mù lòa là 1 trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường

5. Tầm soát bệnh đái tháo đường

Cần tầm soát đái tháo đường trên các đối tượng có nguy cơ :

Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:

  • Ít vận động thể lực.
  • Gia đ́nh có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
  • Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp).
  • Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
  • Vùng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
  • Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo ph́ì, dấu gai đen.v.v.v.).
  • Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vì thế việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có thể kiểm soát bệnh ở mức tối ưu. Theo đó khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh để tránh lượng đường huyết tăng cao.

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa. Nhận thấy được mối nguy hiểm đó, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

The post Tổng quan về bệnh đái tháo đường appeared first on FPT Medicare.

]]>
[QC test] Thư mời tham dự Hội thảo: “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam” https://web.fptmedicare.vn/qc-test-thu-moi-tham-du-hoi-thao-cong-nghe-theo-doi-duong-huyet-lien-tuc-theo-thoi-gian-thuc-real-time-cgm-xu-huong-toan-cau-va-trien-vong-tai-viet-nam/ Wed, 22 Jan 2025 01:24:35 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=23735 Diễn giả: Đối tượng tham gia: Các bác sĩ Nội tiết, Nội tổng quát, Lão khoa và Điều dưỡng từ các bệnh viện lớn tại…

The post [QC test] Thư mời tham dự Hội thảo: “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam” appeared first on FPT Medicare.

]]>
  • Thời gian: 9:00-11:00, Chủ Nhật, ngày 05/01/2025
  • Đơn vị tổ chức: FPT MediCare, trực thuộc FPT Telecom
  • Diễn giả:

    1. ThS. BS. CKII. Nguyễn Thị Diễm Ngọc

    Giảng viên Bộ Môn Nội Tiết – ĐHYD TPHCM

    Khoa Nội Tiết – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

    2. ThS. DS. Phan Minh Hải, Giám đốc FPT MediCare

    3. ThS. DS. Nguyễn Hồng Minh, Trưởng phòng Nghiên cứu và Thông tin Y khoa, FPT MediCare

    Đối tượng tham gia: Các bác sĩ Nội tiết, Nội tổng quát, Lão khoa và Điều dưỡng từ các bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Khám phá xu hướng mới trong quản lý đái tháo đường tại Hội thảo real-time CGM

    Trong những năm gần đây, công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM) đã trở thành một trong những bước đột phá quan trọng nhất trong quản lý đái tháo đường trên toàn cầu.

    CGM cung cấp dữ liệu theo thời gian thực với lượng thông tin khổng lồ (big data), cho phép theo dõi toàn diện tình trạng đường huyết của bệnh nhân. Công nghệ này không chỉ giúp người bệnh chủ động kiểm soát đường huyết hiệu quả, mà còn hỗ trợ bác sĩ tối ưu hóa phác đồ điều trị. Việc cá nhân hóa kế hoạch chăm sóc dựa trên dữ liệu thực tế giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

    Tại Việt Nam, CGM đang dần được ứng dụng rộng rãi, mở ra cơ hội mới trong chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, để công nghệ này thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, cũng như định hướng triển khai phù hợp với điều kiện trong nước.

    Bên cạnh đó, real-time CGM – loại CGM cung cấp thông tin theo thời gian thực đúng nghĩa – chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ real-time CGM tại Việt Nam, FPT MediCare trân trọng tổ chức Hội thảo với chủ đề:

    “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam”

    Điểm nhấn của Hội thảo:

    • Hội tụ chuyên gia đầu ngành: Các bác sĩ Nội tiết, Nội tổng quát, Lão khoa và Điều dưỡng hàng đầu sẽ cùng nhau trao đổi về xu hướng CGM trên thế giới và bài học áp dụng tại Việt Nam. · Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn: Những câu chuyện thành công từ các chuyên gia đã triển khai CGM cho bệnh nhân sẽ mang lại góc nhìn thực tế và giá trị cao cho người tham dự.
    • Khám phá công nghệ hiện đại: Giới thiệu bộ giải pháp 3P – thiết bị theo dõi đường huyết liên tục đầu tiên tại Việt Nam.
    • Cơ hội hợp tác: Định hình hướng phát triển các chương trình nghiên cứu, tư vấn và ứng dụng real-time CGM vào thực tiễn tại Việt Nam.

    Nội dung chính của chương trình:

    1. Xu hướng toàn cầu và Việt Nam về công nghệ CGM: Đánh giá sự phát triển và hiệu quả ứng dụng của real-time CGM trong quản lý đái tháo đường tại các quốc gia tiên tiến và Việt Nam.

    2. Trình bày bộ giải pháp 3P: Giới thiệu tính năng nổi bật và lợi ích vượt trội của bộ giải pháp 3P trong việc cải thiện chất lượng theo dõi và điều trị.

    3. Kết nối và hợp tác: Thảo luận về các chương trình hợp tác nghiên cứu ứng dụng real-time CGM trong tương lai.

    Vì sao bạn nên tham gia Hội thảo này?

    Cập nhật kiến thức chuyên sâu: Hội thảo là nơi giúp bạn nắm bắt những xu hướng mới nhất về real-time CGM trên thế giới.

    Học hỏi từ chuyên gia: Cơ hội lắng nghe và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành về kinh nghiệm triển khai CGM thực tiễn tại Việt Nam.

    Kết nối cộng đồng chuyên môn: Xây dựng mạng lưới quan hệ với các bác sĩ, chuyên gia, và đơn vị y tế trong lĩnh vực quản lý đái tháo đường.

    Thông tin đăng ký:

    • Thời gian đăng ký: Từ nay đến hết ngày 02/01/2025
    • Cách thức đăng ký: Điền thông tin bên dưới, hoặc liên hệ qua email MinhNH80@fpt.com (Ms. Minh)
    • Phí tham dự: Miễn phí (số lượng có hạn, ưu tiên người đăng ký sớm).

    Kỳ vọng về tương lai của CGM tại Việt Nam

    FPT MediCare kỳ vọng Hội thảo lần này sẽ là cầu nối thúc đẩy sự chuyển giao kiến thức và công nghệ, góp phần mang lại những bước tiến mới trong quản lý đái tháo đường tại Việt Nam. Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, Hội thảo về real-time CGM hứa hẹn sẽ trở thành một sự kiện quan trọng trong hành trình phát triển công nghệ y tế tại nước ta.

    Hãy cùng FPT MediCare lan tỏa giá trị của công nghệ real-time CGM và mở ra cuộc cách mạng mới trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam!

    The post [QC test] Thư mời tham dự Hội thảo: “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam” appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Thư mời tham dự Hội thảo: “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam” https://web.fptmedicare.vn/thu-moi-tham-du-hoi-thao-cong-nghe-theo-doi-duong-huyet-lien-tuc-theo-thoi-gian-thuc-real-time-cgm-xu-huong-toan-cau-va-trien-vong-tai-viet-nam/ Tue, 31 Dec 2024 08:24:59 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=18351 Diễn giả: Đối tượng tham gia: Các bác sĩ Nội tiết, Nội tổng quát, Lão khoa và Điều dưỡng từ các bệnh viện lớn tại…

    The post Thư mời tham dự Hội thảo: “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam” appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
  • Thời gian: 9:00-11:00, Chủ Nhật, ngày 05/01/2025
  • Đơn vị tổ chức: FPT MediCare, trực thuộc FPT Telecom
  • Diễn giả:

    1. ThS. BS. CKII. Nguyễn Thị Diễm Ngọc

    Giảng viên Bộ Môn Nội Tiết – ĐHYD TPHCM

    Khoa Nội Tiết – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

    2. ThS. DS. Phan Minh Hải, Giám đốc FPT MediCare

    3. ThS. DS. Nguyễn Hồng Minh, Trưởng phòng Nghiên cứu và Thông tin Y khoa, FPT MediCare

    Đối tượng tham gia: Các bác sĩ Nội tiết, Nội tổng quát, Lão khoa và Điều dưỡng từ các bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Khám phá xu hướng mới trong quản lý đái tháo đường tại Hội thảo real-time CGM

    Trong những năm gần đây, công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM) đã trở thành một trong những bước đột phá quan trọng nhất trong quản lý đái tháo đường trên toàn cầu.

    CGM cung cấp dữ liệu theo thời gian thực với lượng thông tin khổng lồ (big data), cho phép theo dõi toàn diện tình trạng đường huyết của bệnh nhân. Công nghệ này không chỉ giúp người bệnh chủ động kiểm soát đường huyết hiệu quả, mà còn hỗ trợ bác sĩ tối ưu hóa phác đồ điều trị. Việc cá nhân hóa kế hoạch chăm sóc dựa trên dữ liệu thực tế giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

    Tại Việt Nam, CGM đang dần được ứng dụng rộng rãi, mở ra cơ hội mới trong chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, để công nghệ này thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, cũng như định hướng triển khai phù hợp với điều kiện trong nước.

    Bên cạnh đó, real-time CGM – loại CGM cung cấp thông tin theo thời gian thực đúng nghĩa – chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ real-time CGM tại Việt Nam, FPT MediCare trân trọng tổ chức Hội thảo với chủ đề:

    “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam”

    Điểm nhấn của Hội thảo:

    • Hội tụ chuyên gia đầu ngành: Các bác sĩ Nội tiết, Nội tổng quát, Lão khoa và Điều dưỡng hàng đầu sẽ cùng nhau trao đổi về xu hướng CGM trên thế giới và bài học áp dụng tại Việt Nam. · Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn: Những câu chuyện thành công từ các chuyên gia đã triển khai CGM cho bệnh nhân sẽ mang lại góc nhìn thực tế và giá trị cao cho người tham dự.
    • Khám phá công nghệ hiện đại: Giới thiệu bộ giải pháp 3P – thiết bị theo dõi đường huyết liên tục đầu tiên tại Việt Nam.
    • Cơ hội hợp tác: Định hình hướng phát triển các chương trình nghiên cứu, tư vấn và ứng dụng real-time CGM vào thực tiễn tại Việt Nam.

    Nội dung chính của chương trình:

    1. Xu hướng toàn cầu và Việt Nam về công nghệ CGM: Đánh giá sự phát triển và hiệu quả ứng dụng của real-time CGM trong quản lý đái tháo đường tại các quốc gia tiên tiến và Việt Nam.

    2. Trình bày bộ giải pháp 3P: Giới thiệu tính năng nổi bật và lợi ích vượt trội của bộ giải pháp 3P trong việc cải thiện chất lượng theo dõi và điều trị.

    3. Kết nối và hợp tác: Thảo luận về các chương trình hợp tác nghiên cứu ứng dụng real-time CGM trong tương lai.

    Vì sao bạn nên tham gia Hội thảo này?

    Cập nhật kiến thức chuyên sâu: Hội thảo là nơi giúp bạn nắm bắt những xu hướng mới nhất về real-time CGM trên thế giới.

    Học hỏi từ chuyên gia: Cơ hội lắng nghe và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành về kinh nghiệm triển khai CGM thực tiễn tại Việt Nam.

    Kết nối cộng đồng chuyên môn: Xây dựng mạng lưới quan hệ với các bác sĩ, chuyên gia, và đơn vị y tế trong lĩnh vực quản lý đái tháo đường.

    Thông tin đăng ký:

    • Thời gian đăng ký: Từ nay đến hết ngày 02/01/2025
    • Cách thức đăng ký: Điền thông tin bên dưới, hoặc liên hệ qua email MinhNH80@fpt.com (Ms. Minh)
    • Phí tham dự: Miễn phí (số lượng có hạn, ưu tiên người đăng ký sớm).

    Kỳ vọng về tương lai của CGM tại Việt Nam

    FPT MediCare kỳ vọng Hội thảo lần này sẽ là cầu nối thúc đẩy sự chuyển giao kiến thức và công nghệ, góp phần mang lại những bước tiến mới trong quản lý đái tháo đường tại Việt Nam. Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, Hội thảo về real-time CGM hứa hẹn sẽ trở thành một sự kiện quan trọng trong hành trình phát triển công nghệ y tế tại nước ta.

    Hãy cùng FPT MediCare lan tỏa giá trị của công nghệ real-time CGM và mở ra cuộc cách mạng mới trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam!

    The post Thư mời tham dự Hội thảo: “Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM): Xu hướng toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam” appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Thực phẩm – Phương thuốc kỳ diệu của tự nhiên https://web.fptmedicare.vn/thuc-pham-phuong-thuoc-ky-dieu-cua-tu-nhien/ Mon, 30 Dec 2024 08:24:05 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=17993 Trong thời đại mà các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống đang trở thành vấn đề toàn cầu, vai trò của…

    The post Thực phẩm – Phương thuốc kỳ diệu của tự nhiên appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Trong thời đại mà các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống đang trở thành vấn đề toàn cầu, vai trò của thực phẩm trong việc duy trì sức khỏe ngày càng được công nhận rộng rãi. Và do đó, khái niệm “thực phẩm là thuốc” đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong lĩnh vực y tế.

    1. Khái niệm “Thực phẩm là thuốc”

    Hơn 2.000 năm trước, Hippocrates, cha đẻ của Y học đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn, và thuốc là thức ăn của bạn.” Thật kỳ lạ khi câu nói ấy, tưởng chừng như thuộc về một thời xa xưa, lại đang trở thành ánh sáng dẫn đường trong y học hiện đại. Trong bối cảnh các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, và tim mạch đang là nguyên nhân chính gây tử vong toàn cầu, chúng ta không chỉ cần thuốc, mà còn cần sự thay đổi từ trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

    Theo thống kê, 1 trong 5 ca tử vong trên thế giới liên quan đến chế độ ăn không lành mạnh – cao hơn cả những nguy cơ từ hút thuốc lá. Thật đáng suy ngẫm khi con người đầu tư hàng tỷ đô la vào y tế nhưng lại để vụt qua cơ hội cải thiện sức khoẻ bởi dinh dưỡng.

    2. Thế giới đang làm gì để hiện thực hóa “thực phẩm là thuốc”?

    2.1. Bữa ăn được cá nhân hóa theo y khoa (Medically tailored meals)

    Bữa ăn thiết kế riêng về mặt y tế là những bữa ăn hoàn chỉnh, được chế biến sẵn và giao tận nhà. Chúng được lên thực đơn bởi chuyên gia dinh dưỡng, dựa trên nhu cầu cá nhân của bệnh nhân. Nhu cầu này được xác định thông qua quá trình tư vấn dinh dưỡng.

    Đối tượng chính của những bữa ăn này là các bệnh nhân mắc bệnh lý phức tạp. Họ thường không có khả năng đi mua sắm hoặc tự chuẩn bị bữa ăn.

    Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân tham gia chương trình này đã đạt được nhiều lợi ích. Những lợi ích này bao gồm giảm số lần nhập viện, giảm chi phí y tế tổng thể và cải thiện chất lượng chế độ ăn uống. Điều này đặc biệt rõ rệt ở những người đang đối mặt với tình trạng thiếu an ninh lương thực.

    2.2. Thực phẩm cá nhân hóa theo y khoa (Medically tailored groceries)

    Thực phẩm thiết kế riêng theo y khoa tiếp cận được nhiều bệnh nhân hơn so với bữa ăn. Điều này bởi vì bệnh nhân sẽ tự nấu nướng và chuẩn bị thức ăn tại nhà.

    Trong chương trình này, chuyên gia dinh dưỡng lựa chọn các mặt hàng thực phẩm phù hợp. Đây là một phần trong kế hoạch điều trị dành cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm và mắc các bệnh mãn tính hoặc cấp tính liên quan đến chế độ ăn uống, như tiểu đường hay bệnh tim mạch.

    Bệnh nhân sẽ nhận thực phẩm chưa chế biến từ phòng khám hoặc các địa điểm cộng đồng khác. Sau đó, họ mang về nhà để tự nấu nướng.

    Tác động của chương trình này chưa được đánh giá cao như bữa ăn thiết kế riêng. Tuy vậy, ngày càng có nhiều bệnh viện, trung tâm y tế đặt chung địa điểm với các kho thực phẩm. Các ngân hàng thực phẩm cũng bắt đầu tích cực tham gia chương trình này.

    2.3. Thực phẩm theo toa (Produce prescription)

    Chương trình kê đơn thực phẩm tươi mang lại tác động rộng rãi nhất trong các can thiệp thuộc nhóm “thực phẩm là thuốc”. Chương trình này cung cấp phiếu giảm giá hoặc thẻ thanh toán để nhận thực phẩm tươi miễn phí hoặc với giá ưu đãi. Đối tượng là các bệnh nhân béo phì, tiền tiểu đường,…

    Chương trình này đã cho thấy nhiều kết quả tích cực. Bao gồm cải thiện các chỉ số sinh học ở người mắc tiểu đường, giảm tiêu thụ thức ăn nhanh, giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và tăng lượng trái cây, rau quả tiêu thụ.

    Nghiên cứu về chi phí và hiệu quả chỉ ra rằng, trợ giá 30% cho trái cây và rau củ có thể ngăn chặn gần 2 triệu trường hợp mắc bệnh tim mạch và tiết kiệm khoảng 40 tỷ USD chi phí y tế.

    3. Máy đo đường huyết liên tục đóng vai trò gì trong việc cách mạng hóa “thực phẩm là thuốc”

    Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục đang mở ra một kỷ nguyên mới trong việc cá nhân hóa chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe. Với khả năng cung cấp dữ liệu thời gian thực về mức đường huyết, thiết bị này giúp người dùng nhận biết ngay lập tức tác động của thực phẩm đến cơ thể. Ví dụ, những món ăn có chỉ số đường huyết cao (như bánh mì trắng) thường gây tăng đường huyết đột ngột, trong khi các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau xanh giúp duy trì sự ổn định.

    Một nghiên cứu cho thấy 87% người dùng máy đo đường huyết liên tục thay đổi lựa chọn thực phẩm dựa trên dữ liệu của thiết bị, từ việc loại bỏ đồ uống có đường đến việc đọc nhãn dinh dưỡng kỹ càng hơn. Đặc biệt, thiết bị này không chỉ là công cụ đo lường mà còn đóng vai trò là “động lực hành động,” khuyến khích các hoạt động thể chất như đi bộ sau bữa ăn khi thấy mức đường huyết tăng​.

    Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ này, người dùng, đặc biệt là những người mắc tiểu đường, có thể áp dụng hiệu quả “thực phẩm là thuốc” để cải thiện sức khỏe một cách đơn giản.

    FPT MediCare tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đưa công nghệ theo dõi đường huyết liên tục vào cuộc sống hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường. Máy đo 3P không chỉ là thiết bị đầu tiên tại Việt Nam có khả năng kết nối với ứng dụng thông minh mang tên FPT MediCare, mà còn mở ra cơ hội để người dùng theo dõi sức khỏe một cách tiện lợi và hiệu quả hơn bao giờ hết. Với tính năng đồng bộ hóa dữ liệu thời gian thực, ứng dụng FPT MediCare hỗ trợ phân tích xu hướng đường huyết và cung cấp thông tin cá nhân hóa. Từ đó giúp người dùng xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động, mang lại niềm tin và động lực cho hàng triệu người Việt Nam.

    Tóm lại, hành trình hướng tới một thế giới khỏe mạnh cần được bắt đầu ngay từ những gì chúng ta ăn uống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo các thông tin cụ thể hơn về thực phẩm để sống khoẻ trên website https://web.fptmedicare.vn/ 

    Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://web.fptmedicare.vn/>

    Tài liệu tham khảo:

    https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/CIR.0000000000001182

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7164990

    The post Thực phẩm – Phương thuốc kỳ diệu của tự nhiên appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Bảo vệ đôi mắt trước biến chứng võng mạc của bệnh tiểu đường https://web.fptmedicare.vn/bao-ve-doi-mat-truoc-bien-chung-vong-mac-cua-benh-tieu-duong/ Mon, 30 Dec 2024 05:25:05 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=18086 Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, gây tổn thương các mạch máu ở võng mạc và…

    The post Bảo vệ đôi mắt trước biến chứng võng mạc của bệnh tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, gây tổn thương các mạch máu ở võng mạc và có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các yếu tố như thời gian mắc bệnh, kiểm soát đường huyết kém, huyết áp cao, và lối sống không lành mạnh đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, việc khám mắt định kỳ, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, và thực hiện lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa hiệu quả biến chứng này, bảo vệ thị lực lâu dài cho người bệnh.

    1. Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? 

    Võng mạc, lớp tế bào nhạy sáng nằm ở phía sau mắt, có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện để não bộ xử lý thành hình ảnh. Võng mạc cần được cung cấp máu liên tục qua mạng lưới các mạch máu nhỏ.

    Bệnh võng mạc tiểu đường (Diabetic Retinopathy) là một biến chứng của bệnh tiểu đường, xảy ra do lượng đường trong máu cao gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trên thế giới, đặc biệt ở những người tiểu đường trong độ tuổi lao động. Bệnh thường tiến triển chậm và có thể không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không được điều trị, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

    1. Nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc tiểu đường 

    Đường huyết cao kéo dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong cơ thể, đặc biệt ở mắt. Những thay đổi tại các mạch máu võng mạc có thể dẫn đến các tổn thương trong võng mạc, như:

    • Tắc nghẽn mạch máu: Cản trở sự cung cấp oxy và dinh dưỡng cho võng mạc.
    • Rò rỉ hoặc chảy máu: Do thành mạch bị tổn thương, chất lỏng thấm ra ngoài gây phù nề võng mạc.
    • Phát triển mạch máu mới (tân mạch): Khi võng mạc thiếu máu, cơ thể phản ứng bằng cách hình thành các mạch máu mới. Tuy nhiên, những mạch máu này mỏng manh, dễ vỡ, gây ra xuất huyết trong võng mạc hoặc dịch kính, dẫn đến nguy cơ bong võng mạc.
    1. Ai có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường? 

    Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường, dù là tuýp 1, tuýp 2, hay tiểu đường thai kỳ, đều có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Nguy cơ cao hơn ở những người:

    • Đã mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài.
    • Có đường huyết không được kiểm soát tốt.
    • Bị huyết áp cao hoặc cholesterol máu cao.
    • Hút thuốc lá hoặc có lối sống ít vận động.

    Theo thời gian, hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường có thể phát triển bệnh võng mạc. Trong hai thập kỷ đầu sau chẩn đoán, gần như tất cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và khoảng 60% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ bị tổn thương võng mạc.

    1.  Triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

    Bệnh võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

    • Thị lực giảm dần hoặc mờ nhòe.
    • Nhìn thấy các đốm đen hoặc hình dạng lạ lơ lửng trong tầm nhìn.
    • Tầm nhìn không đều hoặc khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.
    • Đau mắt, đỏ mắt.
    • Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể mất thị lực đột ngột.

    Những triệu chứng này không có nghĩa là bạn bị bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng nếu bạn bị tiểu đường và có các dấu hiệu này, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bên cạnh đó, việc khám mắt định kỳ với bác sĩ chuyên khoa mắt là rất quan trọng để phát hiện sớm các tổn thương ở võng mạc, ngay cả khi chưa có triệu chứng.

    1. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường? 

    Mặc dù bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, nhưng với việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, 95% các trường hợp mất thị lực có thể được ngăn ngừa.

    Một số biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng này bao gồm:

    5.1. Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và các bệnh lý liên quan:

    • Duy trì đường huyết, huyết áp và cholesterol ở mức ổn định.
    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và uống thuốc theo chỉ định.
    1. Khám mắt định kỳ:
    • Người mắc bệnh tiểu đường nên khám mắt định kì, ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm tổn thương võng mạc, theo khuyến cáo của Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ (NEI).
    1. Thay đổi lối sống:
    • Tránh hút thuốc, hạn chế rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý.
    • Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng thể.

    Kết luận

    Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát. Việc nâng cao nhận thức, kiểm soát đường huyết, thực hiện khám mắt định kỳ, và duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực cho người mắc bệnh tiểu đường. Đừng đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, hãy hành động ngay hôm nay để bảo vệ đôi mắt của bạn.

    Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare: Người bạn đồng hành để kiểm soát đường huyết hiệu quảĐể góp phần vào sứ mệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, FPT MediCare đang tiên phong trong phát triển công nghệ theo dõi đường huyết, trong đó có máy đo đường huyết liên tục 3P. Thiết bị này giúp bạn theo dõi đường huyết liên tục trong 14 ngày và hiển thị trực quan trên ứng dụng điện thoại, cho phép người dùng nắm bắt chi tiết biến động đường huyết, từ đó cá nhân hóa chế độ ăn uống và tập luyện. Ngoài ra, tính năng cảnh báo thông minh, chia sẻ dữ liệu với người thân và bác sĩ, cùng công nghệ bảo mật cao đảm bảo an toàn thông tin và tăng cường sự an tâm. Máy đo đường huyết 3P mang đến cuộc sống tự do, tận hưởng khoảnh khắc và làm chủ sức khỏe mỗi ngày. Để tìm hiểu thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm hoặc các bài viết khác tại website https://web.fptmedicare.vn/.  

    Bài viết tham khảo nguồn: 

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9554771

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9780323999670000843

    http://benhvien108.vn/benh-vong-mac-dai-thao-duong.htm 

    https://www.nhs.uk/conditions/diabetic-retinopathy

    https://nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy

    The post Bảo vệ đôi mắt trước biến chứng võng mạc của bệnh tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Hơi thở mùi trái cây: cảnh báo nguy hiểm từ bệnh tiểu đường https://web.fptmedicare.vn/hoi-tho-mui-trai-cay-canh-bao-nguy-hiem-tu-benh-tieu-duong/ Mon, 30 Dec 2024 05:23:02 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=18084 Hơi thở có mùi trái cây là một triệu chứng đặc trưng có thể gặp ở một số người bị tiểu đường. Mùi hương này,…

    The post Hơi thở mùi trái cây: cảnh báo nguy hiểm từ bệnh tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Hơi thở có mùi trái cây là một triệu chứng đặc trưng có thể gặp ở một số người bị tiểu đường. Mùi hương này, giống như táo chín hoặc đôi khi là aceton, không chỉ là hiện tượng đơn thuần mà còn là tín hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm toan ceton – một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây của FPT MediCare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cơ chế và cách phòng ngừa tình trạng này.

    1. Tại sao hơi thở lại có mùi trái cây ở người tiểu đường? 

    Ở nhiều người tiểu đường, tuyến tụy sản xuất ra insulin kém hoặc không thể sản xuất insulin, nên cơ thể không có đủ insulin để chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng trong tế bào. Thay vào đó, cơ thể buộc phải phân hủy chất béo để làm nhiên liệu, dẫn đến sự hình thành các sản phẩm phụ gọi là ceton. Trong đó, aceton – một loại ceton chính – là nguyên nhân trực tiếp gây ra mùi trái cây đặc trưng. Mùi này được mô tả là giống mùi táo hay lê, hoặc giống mùi trong nước tẩy sơn móng tay. 

    Khi nồng độ ceton trong máu tăng cao, chúng không chỉ gây ra mùi hơi thở đặc biệt mà còn làm cho máu trở nên có tính axit, một tình trạng được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA). Nhiễm toan ceton do tiểu đường xảy ra phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và đôi khi cũng có thể xuất hiện ở người mắc tiểu đường tuýp 2.

    1. Nhiễm toan ceton: hiểu rõ để phòng tránh  

    Thông thường, việc phân hủy chất béo để lấy năng lượng không gây nguy hiểm miễn là nồng độ ceton trong máu được kiểm soát. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu quá cao và thiếu hụt insulin trầm trọng, ceton tích tụ nhanh chóng và làm tăng tính axit của máu, dẫn đến nhiễm toan ceton và đầu độc cơ thể. Do đó, hơi thở có mùi trái cây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiễm toan ceton do tiểu đường.

    Nhiễm toan ceton do tiểu đường có liên quan đến tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát và thiếu insulin quá mức. Các nguyên nhân của tình trạng này có thể bao gồm:

    • Thiếu insulin do quên dùng thuốc hoặc không tuân thủ chỉ định điều trị.
    • Các bệnh lý nhiễm trùng làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin.
    • Căng thẳng, bệnh tim, sử dụng rượu bia hoặc một số loại thuốc như corticoid.
    • Đối với một số người chưa được chẩn đoán tiểu đường, nhiễm toan ceton có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

    Nhiễm toan ceton do tiểu đường là một tình trạng nghiêm trọng, có thể tiến triển nhanh chóng trong vòng vài giờ và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm toan ceton là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc tiểu đường tuýp 1, chiếm khoảng 50% tổng số ca tử vong ở những người mắc bệnh tiểu đường dưới 24 tuổi.

    1. Dấu hiệu nhận biết nhiễm toan ceton 

    Nhiễm toan ceton thường có những triệu chứng ban đầu không quá rõ ràng, như:

    • Cảm thấy khát nước nhiều hơn bình thường.
    • Đi tiểu thường xuyên.

    Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng nặng hơn có thể xuất hiện, bao gồm:

    • Hơi thở mùi trái cây (mùi táo hoặc acetone).
    • Da và miệng khô, mặt đỏ bừng.
    • Khó thở, thở nhanh hoặc thở sâu.
    • Buồn nôn, ói mửa hoặc đau bụng.
    • Cảm giác mệt mỏi kéo dài, đau đầu, hoặc lú lẫn.
    1. Cách giảm nguy cơ nhiễm toan ceton 

    Việc phòng ngừa nhiễm toan ceton là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe người tiểu đường. Người mắc tiểu đường cần nắm rõ những triệu chứng của nhiễm toan ceton, sự nguy hiểm đến tính mạng của tính trạng này và cần được điều trị khẩn cấp tại bệnh viện. Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý để làm giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này: 

    Những điều nên làm:

    • Tuân thủ kế hoạch điều trị: Đảm bảo sử dụng insulin và các loại thuốc hạ đường huyết đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Theo dõi đường huyết thường xuyên, đặc biệt khi bạn cảm thấy không khỏe.
    • Xét nghiệm ceton: Khi lượng đường trong máu cao, hãy xét nghiệm ceton theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện kịp thời nguy cơ nhiễm toan.

    Những điều không nên làm:

    • Ngừng dùng insulin: Ngay cả khi không ăn uống, việc sử dụng insulin theo hướng dẫn của bác sĩ vẫn rất quan trọng để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tích tụ ceton.
    • Bỏ qua liều thuốc: Việc quên hoặc bỏ qua liều thuốc điều trị có thể dẫn đến sự mất kiểm soát đường huyết và insulin trong cơ thể.

    Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare: Người bạn đồng hành tin cậy cho người bệnh tiểu đườngĐể góp phần vào sứ mệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, FPT MediCare đang tiên phong trong phát triển công nghệ theo dõi đường huyết, trong đó có máy đo đường huyết liên tục 3P. Thiết bị này giúp bạn theo dõi đường huyết liên tục trong 14 ngày và hiển thị trực quan trên ứng dụng điện thoại, cho phép người dùng nắm bắt chi tiết biến động đường huyết, từ đó cá nhân hóa chế độ ăn uống và tập luyện. Ngoài ra, tính năng cảnh báo thông minh, chia sẻ dữ liệu với người thân và bác sĩ, cùng công nghệ bảo mật cao đảm bảo an toàn thông tin và tăng cường sự an tâm. Máy đo đường huyết 3P mang đến cuộc sống tự do, tận hưởng khoảnh khắc và làm chủ sức khỏe mỗi ngày. Để tìm hiểu thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm hoặc các bài viết khác tại website https://web.fptmedicare.vn/.

    Bài viết tham khảo nguồn: 

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31141143

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10995760

    https://www.nhs.uk/conditions/diabetic-ketoacidosis

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/317465

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/bad-breath-and-diabetes

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/319683

    The post Hơi thở mùi trái cây: cảnh báo nguy hiểm từ bệnh tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới đục thuỷ tinh thể? https://web.fptmedicare.vn/benh-tieu-duong-co-the-dan-toi-duc-thuy-tin-the/ Mon, 30 Dec 2024 05:19:05 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=18080 Đục thủy tinh thể là hiện tượng ống kính trong suốt của mắt trở nên mờ đục, cản trở ánh sáng đi qua và làm…

    The post Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới đục thuỷ tinh thể? appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Đục thủy tinh thể là hiện tượng ống kính trong suốt của mắt trở nên mờ đục, cản trở ánh sáng đi qua và làm suy giảm khả năng nhìn. Thông thường, tình trạng này xảy ra ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, người mắc tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể sớm hơn và tiến triển nhanh hơn.

    1. Tiểu đường làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể như thế nào?

    Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể của mắt ít trong suốt hơn, trở nên mờ đục và dày lên. Điều này làm ánh sáng không thể xuyên qua thủy tinh thể một cách bình thường. Hậu quả là thị lực bị ảnh hưởng, trở nên mờ, méo mó hoặc nhòe, gây khó khăn trong việc nhìn rõ mọi vật.

    Ở người mắc bệnh tiểu đường, mức đường huyết cao kéo dài có thể gây ra những thay đổi cấu trúc trong thủy tinh thể. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ mà còn đẩy nhanh quá trình đục thủy tinh thể.

    Nguy cơ tiến triển đục thủy tinh thể ở người tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm thời gian mắc bệnh, tần suất đường huyết vượt ngưỡng an toàn, và sự hiện diện của phù hoàng điểm (là tình trạng dịch tích tụ ở hoàng điểm, vị trí trung tâm võng mạc).

    Trong giai đoạn đầu, đục thủy tinh thể thường không có triệu chứng rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi vùng trung tâm của mắt bắt đầu bị mờ đục, bệnh có thể tiến triển rất nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

    Một số nguyên nhân khác gây đục thuỷ tinh thể:

    • Tiền sử gia đình
    • Chấn thương mắt
    • Phẫu thuật mắt
    • Tiêm nội nhãn nhiều lần
    • Ở lâu dưới ánh nắng mặt trời mà không đeo kính râm chống tia UV
    • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid

    2. Những triệu chứng nào thường gặp?

    Đục thủy tinh thể thường không gây triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tiến triển, bạn có thể gặp:

    • Nhìn mờ hoặc hình ảnh bị nhòe
    • Che một mắt lại và nhìn thấy một vật thành hai (song thị một mắt)
    • Khó nhìn vào ban đêm
    • Nhạy cảm với ánh sáng và ánh sáng chói
    • Thấy vòng sáng quanh đèn
    • Màu sắc tươi sáng trở nên nhạt nhòa

    Việc phát hiện sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng.

    3. Biện pháp phòng ngừa đục thuỷ tinh thể khi mắc bệnh tiểu đường là gì?

    1. Kiểm soát đường huyết

    Quản lý mức đường huyết hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Máy đo đường huyết liên tục đã được nền y tế trên thế giới công nhận nhờ những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người bệnh. Tại Việt Nam, máy đo 3P của FPT MediCare là một giải pháp đáng tin cậy dành cho người tiểu đường. Đây là thiết bị đầu tiên trong nước có khả năng theo dõi đường huyết theo thời gian thực. Không chỉ cung cấp dữ liệu chính xác, máy còn đưa ra cảnh báo kịp thời khi đường huyết vượt ngưỡng an toàn. Điều này giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả đục thủy tinh thể.

    2. Bảo vệ mắt từ bên trong và trước tác động bên ngoài

    • Đeo kính chống tia UV
    • Ăn nhiều trái cây và rau quả
    • Không hút thuốc

    3. Khám mắt định kỳ

    Đừng chờ đến khi xuất hiện triệu chứng. Khám mắt định kỳ với bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện sớm các vấn đề và đề xuất biện pháp điều trị phù hợp.

    Ngoài ra, nếu bạn đang gặp tình trạng đục thủy tinh thể, bạn có thể cải thiện thị lực bằng cách:

    • Sử dụng ánh sáng mạnh hơn khi đọc sách hoặc làm việc
    • Đeo kính thuốc chống chói và kính râm để giảm độ lóa và bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh
    • Dùng kính lúp khi cần thiết
    • Trao đổi với bác sĩ nhãn khoa để điều chỉnh kính mắt sao cho phù hợp

    4. Điều trị khi đục thủy tinh thể

    Nếu đục thủy tinh thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, người bệnh có thể cần phẫu thuật thay thủy tinh thể. Quá trình này sẽ thay thế thủy tinh thể bị mờ bằng một thủy tinh thể nhân tạo, mang lại sự cải thiện đáng kể cho thị lực và giúp người bệnh nhìn rõ ràng hơn.

    Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc mắt để phục hồi nhanh chóng và tránh biến chứng.

    Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng phổ biến nhưng có thể kiểm soát ở người mắc tiểu đường. Thông qua việc duy trì đường huyết ổn định, bảo vệ mắt từ bên trong và hạn chế tác động bên ngoài, duy trì khám mắt định kỳ, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ này. Máy đo đường huyết liên tục là công cụ hữu ích cho bạn trong hành trình kiểm soát bệnh tiểu đường và bảo vệ thị lực.

    Hãy chăm sóc đôi mắt của bạn hôm nay để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và sáng rõ trong tương lai!

    Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>

    Tài liệu tham khảo:

    https://www.aao.org/salud-ocular/consejos/diabetes-cataracts

    https://diabetes.org/health-wellness/eye-health/curious-about-cataracts

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6422859

    The post Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới đục thuỷ tinh thể? appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Sử dụng sữa chua kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường https://web.fptmedicare.vn/su-dung-sua-chua-kiem-soat-duong-huyet-cho-benh-nhan-tieu-duong/ Mon, 30 Dec 2024 05:16:52 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=18078 Sữa chua, món ăn phổ biến thường được nhắc đến trong các chế độ ăn uống lành mạnh của nhiều người. Đối với người mắc…

    The post Sử dụng sữa chua kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Sữa chua, món ăn phổ biến thường được nhắc đến trong các chế độ ăn uống lành mạnh của nhiều người. Đối với người mắc tiểu đường, sữa chua càng được sử dụng nhiều vì khả năng kiểm soát đường huyết của nó. Nhưng liệu những quan điểm đó có đúng. Bài viết này sẽ cho cùng bạn khám phá những tác động của món ăn này tới đường huyết, đồng thời cung cấp những bí quyết để bạn có thể lựa chọn và sử dụng hiệu quả.

    1. Món ăn quen thuộc nhưng liệu có tốt cho người tiểu đường?

    Sữa chua, một sản phẩm lên men từ sữa, được biết đến là một lựa chọn tiện lợi và bổ dưỡng cho các bữa ăn trong ngày. Với quá trình lên men tự nhiên, sữa chua không chỉ mang đến kết cấu mịn màng, vị chua dịu mà còn chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe.

    Nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, câu chuyện về sữa chua lại không đơn giản như vậy. Liệu món ăn này có thật sự phù hợp, hay tiềm ẩn những rủi ro không ngờ? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại sữa chua bạn chọn. Trên thị trường có vô số loại sữa chua – từ sữa chua truyền thống, sữa chua Hy Lạp cho đến những loại có đường, không đường hay thậm chí là sữa chua hương vị nhân tạo. Chính sự đa dạng này khiến không ít người bối rối khi đưa ra lựa chọn, đặc biệt là với những ai cần kiểm soát đường huyết.

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời của sữa chua, các yếu tố cân nhắc khi lựa chọn và làm thế nào để biến món ăn này thành một phần của chế độ ăn lành mạnh.

    1. Sữa chua có lợi ích gì cho người tiểu đường?

    Không phải ngẫu nhiên mà sữa chua được coi là một lựa chọn tiềm năng cho người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng món ăn này, nếu được lựa chọn và sử dụng đúng cách, có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc kiểm soát đường huyết và sức khỏe tổng thể.Hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhờ chỉ số đường huyết (GI) thấp
    Sữa chua, đặc biệt là các loại không đường và sữa chua Hy Lạp, có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Điều này có nghĩa là khi ăn, chúng không gây tăng đột biến lượng đường trong máu, giúp duy trì mức đường huyết ổn định hơn.

    1. Cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ điều chỉnh đường huyết
      Đường ruột và bệnh tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ thông qua hệ vi sinh vật đường ruột. Sữa chua chứa probiotics, những lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Việc sử dụng probiotics thường xuyên có thể cải thiện độ nhạy insulin và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    2. Hỗ trợ quản lý cân nặng
      Sữa chua là một thực phẩm ít calo nhưng giàu dinh dưỡng, đồng thời tạo cảm giác no lâu nhờ hàm lượng protein cao. Điều này giúp giảm nguy cơ ăn vặt không kiểm soát – một trong những yếu tố dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết ở người mắc tiểu đường.
    3. Giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
      Theo thông báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc tiêu thụ sữa chua thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu đã chứng minh tác động của sữa chua đối với sức khỏe, tuy nhiên, những bằng chứng này vẫn còn hạn chế. 

    Caroline Thomason, một chuyên gia dinh dưỡng và giáo dục về bệnh tiểu đường tại Washington cho biết rằng người tiêu dùng có thể bị hiểu lầm khi nghĩ rằng sữa chua có thể là một phương pháp chữa trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này là không đúng, vì không phải tất cả các loại sữa chua đều lý tưởng để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá cách lựa chọn loại sữa chua phù hợp nhất để tận dụng tối đa những lợi ích mà món ăn này mang lại.

    3. Bí quyết chọn và sử dụng sữa chua mang lại hiệu quả

    Không phải loại sữa chua nào trên thị trường cũng phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại sữa chua, dù được quảng cáo là “tốt cho sức khỏe”, lại chứa nhiều đường và hương liệu nhân tạo, có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng. Để tận dụng tối đa lợi ích của sữa chua mà không gây hại, dưới đây là những tiêu chí lựa chọn quan trọng:

    • Chọn sữa chua giàu lợi khuẩn (probiotics)

    Các lợi khuẩn như Lactobacillus bulgaricusStreptococcus thermophilus có trong sữa chua giúp duy trì sức khỏe đường ruột, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và kiểm soát đường huyết. Để giúp người tiêu dùng nhận dạng tốt hơn sữa chua có chứa các lợi khuẩn sống và hoạt động, Hiệp hội Thực phẩm Sữa Quốc tế (IDFA) đã cung cấp con dấu Live & Active Cultures (LAC). Trên nhãn, hãy tìm các cụm từ như “live and active cultures” (lợi khuẩn sống và hoạt động).

    • Ưu tiên sữa chua giàu protein và ít carbohydrate

    Hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng và chọn các loại sữa chua giàu protein và chứa ít carbohydrate. Sữa chua Hy Lạp thường chứa ít carbohydrate hơn và có kết cấu đặc, giàu protein hơn so với sữa chua truyền thống. Protein giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

    • Hạn chế các loại sữa chua có hương vị hoặc chất tạo ngọt nhân tạo

    Nhiều loại sữa chua có hương vị như dâu, vani hay socola thường chứa lượng đường bổ sung cao hoặc chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin. Dù những chất này không làm tăng calo, chúng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và gây tăng cân.

    • Tự làm sữa chua tại nhà

    Nếu bạn muốn kiểm soát tối đa chất lượng và thành phần dinh dưỡng, tự làm sữa chua tại nhà là một lựa chọn tuyệt vời. Chỉ cần sữa tươi không đường và men sữa chua, bạn có thể tạo ra món ăn lành mạnh, an toàn cho sức khỏe. 

    Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sữa chua với các loại quả mọng ít đường như việt quất, dâu tây hoặc một ít hạt chia để tăng hương vị mà không làm tăng đường huyết. Một mẹo nhỏ có thể áp dụng là dùng sữa chua như một món tráng miệng thay thế cho các loại bánh ngọt, kẹo hoặc đồ ăn vặt khác cũng sẽ giúp bạn tránh những cơn tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

    • Sử dụng công nghệ đo đường huyết liên tục

    Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, việc sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM) là một giải pháp hữu ích. Thiết bị này cho phép theo dõi chỉ số đường trong máu theo thời gian thực, giúp bạn hiểu rõ cơ thể phản ứng ra sao với các loại thực phẩm, bao gồm cả sữa chua. Bạn có thể theo dõi sự biến động của đường huyết, để đánh giá loại sữa chua bạn chọn có gây tăng đường huyết đột ngột hay không. Mỗi người đều có phản ứng khác nhau với thức ăn, chính vì vậy, CGM sẽ giúp bạn cá nhân hóa chế độ ăn uống của mình, từ đó có thể theo dõi đường huyết hiệu quả hơn.

    Khám phá máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare tại đây: <Gắn link landing page 3P>

    Không chỉ là một món ăn ngon, sữa chua còn có nhiều tiềm năng trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Khi kết hợp sữa chua với chế độ ăn hay lối sống lành mạnh với sự hỗ trợ từ công nghệ như CGM, bạn có thể dễ dàng kiểm soát sức khỏe, tận hưởng cuộc sống.

    Tài liệu tham khảo:

    https://www.healthline.com/health/diabetes-and-yogurt#takeaway

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/326250#other-healthful-diabetes-snacks

    https://www.health.com/yogurt-reduce-diabetes-risk-8606635

    https://www.fda.gov/food/hfp-constituent-updates/fda-announces-qualified-health-claim-yogurt-and-reduced-risk-type-2-diabetes

    https://www.idfa.org/live-active-cultures-seal#:~:text=The%20words%20%22live%20and%20active,cultured%20dairy%20products%20during%20fermentation.

    The post Sử dụng sữa chua kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Vai trò của vitamin E trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường https://web.fptmedicare.vn/vai-tro-cua-vitamin-e-trong-viec-kiem-soat-benh-tieu-duong/ Mon, 30 Dec 2024 05:09:13 +0000 https://web.fptmedicare.vn/?p=18076 Vitamin E là một trong những vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể nhờ…

    The post Vai trò của vitamin E trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>
    Vitamin E là một trong những vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Đối với bệnh nhân tiểu đường, vitamin E không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn hỗ trợ giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ phân tích cụ thể tác dụng của vitamin E đối với người bệnh tiểu đường, cũng như lợi ích và những lưu ý khi sử dụng.

    1. Vitamin E và nguồn cung cấp 

    Vitamin E là tên gọi chung của một nhóm hợp chất hòa tan trong chất béo, bao gồm 8 hợp chất hóa học khác nhau. Trong đó, alpha-tocopherol là dạng hoạt động mạnh nhất và có tác dụng sinh học quan trọng nhất trong cơ thể.

    1.1. Nguồn thực phẩm giàu vitamin E

    Vitamin E có thể dễ dàng được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu vitamin E bao gồm:

    • Các loại hạt: hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạnh nhân, quả phỉ và quả óc chó.
    • Dầu thực vật: dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, …
    • Bơ hạt: bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng.
    • Rau xanh: cải xanh, rau bina, bông cải xanh…
    • Các loại trái cây: bơ, xoài và ớt chuông đỏ.
    • Thực phẩm tăng cường: ngũ cốc, nước ép trái cây và bơ thực vật.

    1.2. Thực phẩm bổ sung vitamin E

    Bên cạnh các nguồn tự nhiên, vitamin E còn có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Có hai loại chính:

    • Dạng tự nhiên: thường được ghi nhãn với ký hiệu “d”, ví dụ “d-alpha-tocopherol”.
    • Dạng tổng hợp: được ghi nhãn với “dl”, ví dụ “dl-alpha-tocopherol”.

    Hàm lượng vitamin E thường được đo bằng miligam (mg) hoặc đơn vị quốc tế (IU). Công thức chuyển đổi như sau:

    • 1 IU dạng tự nhiên = 0,67 mg alpha-tocopherol.
    • 1 IU dạng tổng hợp = 0,45 mg alpha-tocopherol.
    1. Tác dụng của vitamin E đối với bệnh tiểu đường

    Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng – hai vấn đề cơ bản ở bệnh nhân tiểu đường.

    2.1. Hiệu quả kiểm soát đường huyết và insulin

    Một phân tích tổng hợp năm 2023 tổng hợp 38 nghiên cứu lâm sàng trên 2171 bệnh nhân tiểu đường đã chỉ ra rằng:

    • Việc bổ sung vitamin E giúp giảm đáng kể chỉ số HbA1c – chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng, và nồng độ insulin lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2.
    • Giảm đường huyết lúc đói, đặc biệt trong các can thiệp kéo dài dưới 10 tuần.

    Liều lượng vitamin E được khuyến nghị để đạt hiệu quả tốt nhất là 400 – 700 mg/ngày cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng khi áp dụng kết quả hay khuyến cáo này cho:

    • Bệnh nhân tiểu đường loại 1. 
    • Người mắc biến chứng thận hoặc thần kinh do tiểu đường.

    Cần có thêm nghiên cứu lâm sàng với chất lượng cao để khẳng định tác dụng của vitamin E trong những trường hợp này.

    2.2. Giảm các biến chứng tiểu đường

    Vitamin E không chỉ hỗ trợ kiểm soát đường huyết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của các biến chứng tiểu đường.

    Một nghiên cứu năm 2012 tại Ấn Độ đã so sánh hai nhóm bệnh nhân tiểu đường loại II: nhóm dùng thuốc hạ đường huyết kết hợp vitamin E và nhóm chỉ dùng thuốc hạ đường huyết. Kết quả sau 24 tháng cho thấy:

    • Giảm đáng kể đường huyết sau ăn, tổng lượng cholesterol và cải thiện huyết áp ở nhóm sử dụng bổ sung vitamin E.
    • Tỷ lệ biến chứng tim mạch thấp hơn 25% ở nhóm bổ sung vitamin E.
    • Giảm nguy cơ bệnh võng mạc tiểu đường và cải thiện lưu lượng máu võng mạc.
    • Cải thiện các vết loét bàn chân và giảm tỷ lệ loét nghiêm trọng.
    1. Lý giải cơ chế hoạt động của vitamin E

    Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ chế này đặc biệt hữu ích vì:

    • Ngăn chặn tổn thương oxy hóa ở lipid màng tế bào.
    • Điều hòa phản ứng viêm bằng cách ức chế sản xuất các chất gây viêm.
    • Hỗ trợ mạch máu: cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa đông máu.

    Những tác động này giúp vitamin E không chỉ kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn làm chậm tiến trình của các biến chứng mạn tính như:

    • Bệnh võng mạc tiểu đường.
    • Bệnh tim mạch.
    • Loét bàn chân và tổn thương thần kinh ngoại biên.
    • Bệnh thận do tiểu đường 
    1. Tính an toàn khi bổ sung vitamin E

    Mặc dù vitamin E mang lại nhiều lợi ích, việc sử dụng các thực phẩm bổ sung của chúng cũng cần thận trọng. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cảnh báo:

    • Liều cao vitamin E có thể tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết và ung thư tuyến tiền liệt.
    • Vitamin E có thể gây tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt ở người dùng thuốc chống đông.
    • Vitamin E có thể tương tác với một số loại thuốc và các phương pháp điều trị hóa trị hoặc xạ trị.

    Do đó, trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin E, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

    Kết luận

    Vitamin E là một chất chống oxy hóa quan trọng, góp phần vào việc bảo vệ tế bào, duy trì sức khỏe mạch máu và hỗ trợ hệ miễn dịch. Đối với bệnh nhân tiểu đường, vitamin E không chỉ giúp cải thiện đường huyết và kháng insulin mà còn có vai trò làm chậm tiến triển các biến chứng như bệnh tim mạch, bệnh võng mạc và loét bàn chân.

    Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin E, đặc biệt nếu đang dùng thuốc hoặc có các bệnh lý khác. Một chế độ ăn uống cân đối với các thực phẩm giàu vitamin E kết hợp với lời khuyên từ bác sĩ sẽ giúp phát huy tối đa lợi ích của loại vitamin này đối với sức khỏe.

    Để góp phần giúp các bệnh nhân thay đổi thói quen ăn uống và vận động phù hợp để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, FPT MediCare đang tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cho mục đích chăm sóc sức khỏe, trong đó có bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, công nghệ theo dõi đường huyết liên tục đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc quản lý đường huyết. Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare, giúp theo dõi chính xác mức đường huyết 24/7, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể và các yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết của mình. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thói quen sinh hoạt một cách hiệu quả. Với máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT, việc quản lý bệnh tiểu đường trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Để hiểu hơn về lợi ích của thiết bị này, bạn có thế tham khảo thêm sản phẩm và các bài viết khác trên trang web https://web.fptmedicare.vn/

    Bài viết tham khảo nguồn: 

    https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminE-HealthProfessional

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3552190

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9936725

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/vitamin-e

    The post Vai trò của vitamin E trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường appeared first on FPT Medicare.

    ]]>