1. Giới thiệu chế độ ăn kiêng dành cho người mắc tiểu đường thai kỳ
1.1 Chế độ ăn kiêng dành cho người mắc tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn không chứa đường (sugar-free)
Khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, cơ thể không thể xử lý đường như trước nữa.
Vì vậy bạn nên loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Theo đó, bạn cần:
- Tránh thêm đường vào đồ uống hoặc khi chế biến thực phẩm.
- Đọc kỹ bảng thành phần khi lựa chọn thực phẩm. Nên nhớ, đường có thể được thay thế bằng những tên gọi khác nhau. Do đó bạn cũng cần tìm hiểu về những tên gọi này để kiểm tra bảng thành phần một cách chính xác hơn.
- Hạn chế bánh ngọt và thức uống đóng chai
Chế độ ăn ít carbohydrat
- Bước tiếp theo để thực hiện chế độ ăn kiêng cho người mắc tiểu đường thai kỳ là xem xét lượng carbs [carbohydrate] cần nạp vào. Bệnh tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là không dung nạp carbohydrate. Vì vậy, đây là yếu tố cần tập trung ngay sau khi cắt bỏ lượng đường bổ sung.
- Carbs có khả năng chuyển hóa thành đường trong máu, gây nên những ảnh hưởng xấu đến người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các loại carbs khác nhau sẽ được phân giải và tạo thành đường ở các tốc độ khác nhau. Những yếu tố trên cho thấy điều quan trọng trong chế độ ăn này là bạn phải chọn đúng loại carbs cần sử dụng.
1.2 Tầm quan trọng của chế độ ăn kiêng khi bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai
Chế độ ăn kiêng rất quan trọng đối với người tiểu đường nói chung, cũng như người mắc tiểu đường thai kỳ nói riêng. Bởi nó giúp bạn:
- Kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu, từ đó giảm tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Nên nhớ, việc sử dụng thuốc trị tiểu đường ở thời kỳ mang thai là rất hạn chế và bác sĩ chỉ kê đơn thuốc nếu như việc kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn không hiệu quả.
- Giúp kiểm soát cân nặng của bạn, đảm bảo bạn không bị tăng cân quá mức trong thai kỳ
Xem thêm: Theo dõi -kiểm soát bệnh tiểu đường: nỗi lo, gánh nặng và giải pháp
2. Những thực phẩm người mắc tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn
Một số thực phẩm thai phụ cần tránh khi đang mắc tiểu đường thai kỳ, bao gồm:
- Đồ ăn nhanh
- Thực phẩm chế biến
- Đồ nướng
- Kẹo
- Nước ngọt có ga
- Nước ngọt có hương vị và chứa chất tạo ngọt
Đây là những loại thực phẩm người bệnh cần hạn chế khi nạp vào vì nó có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc,.. vì chúng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
3. Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì khi ăn kiêng?
3.1 Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày
Các mẹ bầu thường sẽ có “ác cảm” với bữa ăn hay còn gọi là “ốm nghén” khi mang thai. Hơn thế, việc nhận thấy mình đang mắc tiểu đường thai kỳ có thể làm các mẹ bầu trở nên sợ hãi và bắt đầu nhịn ăn. Điều này có thể có tác động bất lợi đến lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày để giảm cảm giác khó chịu cũng như không làm ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn
3.2 Nên lựa chọn các thực phẩm nhiều đạm
- 50% protein chuyển thành glucose trong 2 – 4 giờ, vì vậy protein là “thực phẩm an toàn” trong chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường thai kỳ. Sử dụng protein trong bữa ăn sẽ giúp dung nạp carbs tốt hơn và làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.
- Các nguồn protein tốt là thịt, gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt, sữa chua, sốt hummus, phô mai, đậu lăng, đậu xanh và sữa đậu nành.
3.3 Nên lựa chọn thực phẩm có chứa nhiều chất *** “tốt”
- Những chất *** tốt như chất *** không bão hòa đơn và không bão hòa đa bao gồm axit *** omega-3 và omega-6.
- Những chất *** này giúp cải thiện mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, mắt và hệ thần kinh của em bé đang lớn của bạn và rất cần thiết cho sự tăng trưởng của thai nhi.
3.4 Lựa chọn chế độ ăn ít tinh bột nhưng không loại bỏ hoàn toàn tinh bột
- Carbohydrate sẽ chuyển hóa thành glucose, làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chúng cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, không nên loại bỏ hoặc hạn chế hoàn toàn carbs khỏi chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường thai kỳ. Chế độ ăn ít carbohydrate đã được chứng minh là có lợi trong chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ.
- Carbohydrate có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Carbohydrate tự nhiên bao gồm trái cây, rau, sữa, mật ong, các loại hạt, ngũ cốc, hạt và các loại đậu.
3.5 Hãy uống nhiều nước
- Uống đủ nước là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai và thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ. Uống nước không trực tiếp làm giảm lượng đường trong máu nhưng sẽ góp phần giúp thận đào thải tốt hơn, từ đó có thể loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Bạn nên uống ít nhất 2 lít (10 ly x 200ml) mỗi ngày. Bạn sẽ cần uống nhiều hơn trong thời tiết ấm hơn hoặc nếu bạn đang tập thể dục.
3.6 Tập thể dục nhiều hơn
- Tập thể dục có thể giúp tăng mức độ nhạy cảm với insulin ở các tế bào.
- Nếu có thể, nên đi dạo trong 20 – 30 phút sau khi ăn có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
4. Tổng kết
Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường cần phải rất thận trọng trong việc lựa chọn các thực phẩm cho chế độ ăn của mình. Thông thường, có 2 chế độ ăn cơ bản thường được áp dụng đó là chế độ ăn không đường và chế độ ăn ít tinh bột. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lưu ý về các nguyên tắc khi lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn kiêng để vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ vừa đảm bảo tăng trưởng khỏe mạnh cho bé.
Có thể ban quan tâm:
- Đái tháo đường thai kỳ- Những thông tin bạn cần biết
- Đồ ăn vặt dành cho người tiểu đường không làm tăng đường huyết
- Ý tưởng bữa sáng lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Đồ ăn nhẹ ít tinh bột dành cho người tiểu đường
Tài liệu tham khảo: