Đường không chỉ tồn tại trong các món ăn ngọt ngào, mà còn ẩn giấu trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Từ nước ngọt đến bánh mì, hay sốt gia vị. Điều này làm cho chúng ta tiêu thụ một lượng đường lớn hơn mức cần thiết mỗi ngày mà không nhận ra. Nhưng bạn có biết rằng, việc ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh lý tim mạch và thậm chí ung thư?
1. Tác động của đường đến cơ thể
Đường và hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa (MetS) là một nhóm các dấu hiệu nguy hiểm, bao gồm:
- Vòng eo lớn (trên 90 cm ở nam và 80 cm ở nữ).
- Lượng triglyceride trong máu cao.
- Huyết áp cao.
- Đường huyết tăng.
- Lượng cholesterol “tốt” thấp.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là đường bổ sung trong thực phẩm chế biến, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa và xử lý. Lượng đường dư thừa khiến gan và tuyến tụy phải hoạt động quá tải, dẫn đến tích tụ mỡ và rối loạn chức năng cơ quan.
Tăng nguy cơ béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiêu thụ đường và tình trạng béo phì. Đường trong các loại nước ngọt và thực phẩm giàu calo làm cơ thể hấp thụ năng lượng nhanh chóng nhưng lại không tạo cảm giác no. Điều này khiến bạn dễ ăn nhiều hơn và tăng cân mất kiểm soát.
Bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ: Việc tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến tình trạng suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ nói chung.
Lão hóa: Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường và quá trình lão hóa tế bào. Đồng thời làm gia tăng tình trạng nhăn da và lão hóa sớm.
2. Đường và bệnh tiểu đường tuýp 2
Việc tiêu thụ đường quá nhiều và kéo dài là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường trong cơ thể tăng cao, tuyến tụy phải tăng cường tiết insulin để giữ đường huyết ổn định. Tuy nhiên, theo thời gian, các tế bào dần mất đi khả năng phản ứng với insulin, gây ra tình trạng kháng insulin. Lúc này, đường khó được đưa vào tế bào để tạo năng lượng, khiến đường huyết tăng cao và bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển.
Đối với người mắc tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường tiêu thụ là vô cùng quan trọng. Máy đo đường huyết liên tục (CGM) là công cụ hữu ích giúp theo dõi mức đường huyết theo thời gian thực. Thiết bị này giúp bạn nhận biết được các loại thực phẩm và đồ uống nào khiến đường huyết tăng nhanh, từ đó có điều chỉnh hợp lý để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa biến chứng.
3. Đường – Thủ phạm “âm thầm” gây bệnh tim mạch
Người mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Và như đã đề cập trước đó, việc ăn nhiều đường khiến chúng ta dễ mắc bệnh tiểu đường hơn.
Không chỉ vậy, đường còn làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa – một yếu tố dự báo mạnh mẽ cho các bệnh tim mạch. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung cũng dễ dẫn đến tăng cân quá mức, tạo áp lực lớn lên tim, làm tình trạng sức khỏe toàn diện trở nên tồi tệ hơn.
4. Làm thế nào để giảm tiêu thụ đường?
Hạn chế đồ uống có đường
Nước ngọt, nước ép đóng hộp, đồ uống tăng lực… chứa hàm lượng đường rất cao. Hãy thay thế chúng bằng nước lọc, trà không đường hoặc nước pha với chanh tươi để tạo hương vị tự nhiên.
Đọc nhãn thực phẩm kỹ càng
Đường có thể xuất hiện dưới nhiều tên gọi như fructose, siro ngô, glucose hoặc mật ong… Việc đọc nhãn thực phẩm giúp bạn tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường ẩn.
Ăn thực phẩm “nguyên bản”
Hãy ưu tiên các thực phẩm ít, hoặc chưa chế biết như trái cây tươi, rau củ, các loại hạt,… hay thịt luộc! Thay vì các món ăn được chế biến sẵn.
Sử dụng máy đo đường huyết liên tục
Nếu bạn mắc tiểu đường, hãy sử dụng máy đo đường huyết liên tục để theo dõi phản ứng của cơ thể với từng loại thực phẩm. Thiết bị này giúp bạn nhận diện sớm các vấn đề về đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hơn.
Hơn nữa, các hoạt động thể dục sẽ giúp cơ thể sử dụng đường tốt hơn và đốt cháy năng lượng. Bạn hãy cố gắng duy trì việc tập luyện đều đặn mỗi ngày để cải thiện và bảo vệ sức khoẻ.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn dẫn đến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và ung thư. Hiểu rõ tác hại của đường và thực hiện các biện pháp giảm tiêu thụ đường sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe lâu dài. Đặc biệt, người mắc tiểu đường nên sử dụng máy đo đường huyết liên tục để theo dõi và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và lối sống để hạn chế đường, bảo vệ cơ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất – đừng để đường âm thầm “đánh cắp” nó khỏi bạn.
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://web.fptmedicare.vn/>
Tài liệu tham khảo:
https://www.nhlbi.nih.gov/health/metabolic-syndrome
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23834098
https://www.nmcd-journal.com/article/S0939-4753(11)00091-3/fulltext
https://idf.org/media/uploads/2023/05/attachments-30.pdf
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1464-5491.2006.01858.x
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21784622
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0738081X10000428?via%3Dihub