1. Cần chuẩn bị những gì trước khi đo
Chuẩn bị và sát khuẩn các dụng cụ đo
Để bắt đầu thực hiện bạn phải chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cần có để đo đường huyết. Do đó, bạn cần đảm bảo đã có đầy đủ các dụng cụ dưới đây:
- Máy đo đường huyết Nipro Premier Alpha
- Que thử đường huyết (Test trip)
- Kim (Lancet)
- Bút lấy máu
Khi đã chuẩn bị xong, bạn cần rửa tay kỹ bằng xà phòng và lau khô trước khi thực hiện. Đồng thời, bạn cũng cần lau các dụng cụ đã chuẩn bị bằng miếng gạc cồn sát khuẩn để đảm bảo kết quả sẽ không bị ảnh hưởng.
Chuẩn bị dụng cụ lấy máu
Khi sử dụng hệ thống theo dõi đường huyết Nipro Premier alpha hoặc bất cứ máy đo đường huyết cá nhân nào khác, bạn đều cần phải sử dụng dụng cụ lấy máu để lấy mẫu máu từ đầu ngón tay. Cấu trúc chung của bút lấy máu gồm các phần như hình sau:
Tiếp theo, bạn cần gắn kim vào bút lấy máu, và điều chỉnh mức độ đâm cho phù hợp với độ dày của da tại vị trí mà bạn định đo, Cụ thể:
- Bước 3: Vặn và tháo nắp bảo vệ bút lấy máu theo chiều ngược kim đồng hồ
- Bước 4: Gắn kim vào đầu bút
- Bước 5: Tháo đầu tròn bảo vệ kim bằng cách xoay theo chiều mũi tên.
Lưu ý: Giữ lại đầu tròn bảo vệ kim lại để che mũi kim vừa mới dùng chích mẫu máu xong - Bước 6: Đóng nắp bảo vệ bút lấy máu vào vị trí ban đầu
- Bước 7: Xem và vặn đầu điều chỉnh sao cho cửa sổ xác nhận, dấu mũi tên và nút ấn kim, cả 3 vị trí này thằng hàng với nhau
- Bước 8: Chọn mức độ sâu chích kim phù hợp với vùng da bạn chuẩn bị lấy máu. Bởi mức độ có số càng sao thì độ đâm càng mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn chon mức quá nhẹ thì sẽ không ra đủ lượng máu cần để kiểm tra. Thông thường, ở những người lao động nhẹ vừa phải như công việc văn phòng thì da ở đầu ngón tay khá mỏng, sẽ phù hợp với mức đâm khoảng 2 đến 4. Còn đối với người phải lao động chân tay nhiều, các đầu ngón tay có độ thô sần, dày hơn thì nên chọn mức đâm cao hơn khoảng mức 5 đến 7
- Bước 9: Kéo phần thanh trượt về phía sau, khi nghe thấy tiếng click và cửa sổ xác nhận chuyển sang màu đỏ thì có nghĩa dụng cụ đã được kích hoạt thành công.
2. Các bước thực hiện đo đường huyết
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, việc đo đã sẵn sàng. Lúc này bạn cần lấy máy đo và que thử, thực hiện các bước sau:
Gắn Que thử vào máy đo
- Bước 10: Lấy que ra khỏi hộp, tránh cầm vào vị trí đầu que sẽ lấy máu và đậy nắp thật kỹ hộp que ngay khi lấy xong.
- Bước 11: Lắp que thử vào máy đúng vị trí và đúng chiều que. Phần barcode đen và dòng chữ Nipro hướng lên trên. Cần cẩn thận không làm cong hoặc gãy que
- Bước 12: Đẩy nhẹ que vào cho đến khi nghe tiếng bíp và biểu tượng giọt máu nhấp nháy sẽ hiện trên màn hình. Máy sẽ tự động mở khi cắm que thử vào máy nên bạn không cần phải nhấn nút nào cả.
Lấy máu đo và đánh dấu kết quả
- Bước 13: Dùng bút lấy máu đã kích hoạt ở bước trên để thực hiện bước lấy máu. Chọn vị trí lấy máu tại rìa các đầu ngón tay, sau đó bấm vào nút ấn kim màu đỏ cam
- Bước 14: Sau khi bấm nút, 1 giọt máu nhỏ xuất hiện, lúc này nặn nhẹ xung quanh giọt máu để có đủ lượng máu cần cho thử nghiệm. Nạp mẫu máu vào chóp nạp mẫu của que thử đã gắn vào máy đo ở bước trên, cho đến khi nghe tiếng bíp là đã nạp máu thành công.
Khuyến cáo nạp mẫu bằng cách để que và máy theo hướng dọc trực diện tiếp xúc chóp với giọt máu như hình minh họa.
- Bước 15: Sau khi lấy máu thành công, màn hình sẽ xoay đồng thời hiển thị thời gian đếm ngược 5 giây.
- Bước 16: Hết thời gian trên màn hình hiển thị kết quả. Kết quả sẽ có 2 loại đơn vị là mmol/L hay mg/dL, điều này tùy thuộc vào loại máy hoặc cài đặt ban đầu.
- Bước 17-20: Ở bước này, bạn cần lưu ý là không rút que thử ra khỏi máy. Bạn cần thực hiện đánh dấu kết quả đường huyết là trước ăn, sau ăn hay đường huyết đói (vào buối sáng ngay khi vừa mới thức dậy).
Sử dụng nút ◄► để chọn chế độ ở bước 17 – 18 – 19:
+ Quả táo đầy thể hiện trạng thái đo sau trước bữa ăn
+ Quả táo khuyết thể hiện trạng thái sau khi ăn trong vòng 3 giờ
+ Hình vẽ thể hiện trạng thái đo lúc đói vào buổi sáng
- Bước 21: Sau khi chọn xong, bạn để nguyên biểu tượng đã chọn và thực hiện bước tháo bỏ que thử khỏi máy bằng cách trượt nút ở phía sau thân máy (như hình vẽ). Kết quả sẽ được tự động lưu trữ trong bộ nhớ của máy
- Bước 22: Sau khi bỏ test strip, nút biểu tượng Bluetooth xuất hiện trên màn hình ở máy premier α. Nếu điện thoại bạn đã được đồng bộ với ứng dụng theo dõi FPT Medicare, cũng đang ở gần và có bật bluetooth thì kết quả từ máy của bạn sẽ lập tức được đồng bộ qua ứng dụng.
Loại bỏ kim chích máu lancet đã sử dụng
- Bước 23: Mở nắp của bút lấy máu như ở bước 3
- Bước 24: Cắm mũi kim nhọn vào nắp tròn bảo vệ đã giữ lại ở bước 5. Dùng ngón tay cái đẩy nhẹ nút nhả kim tại vị trí mũi tên để bỏ kim khỏi bút lấy máu.
- Bước 25: Bỏ kim vào thùng chứa vật sắc nhọn y tế và kết thúc quá trình đo
Lưu ý: Kim chích máu lancet chỉ được sử dụng 1 lần, không tái sử dụng hoặc sử dụng chung kim chích máu với người khác để tránh lây nhiễm. Loại bỏ kim chích đúng cách, an toàn theo quy định loại vật sắc nhọn y tế của địa phương.
3. Những điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng
- Không để máy dính bụi bẩn, máu, nước hoặc không lưu trữ máy ở nơi không đảm bảo vệ sinh và vùng dễ gây nhiễm bẩn vì máy có thể bị hư hại hoặc bị ảnh hưởng đến hoạt động.
- Giữ máy, que thử, kim chích và tất cả các thành phần khác tránh xa tầm tay trẻ em
- Túi hút ẩm trong lọ có thể gây hại nếu hít phải hoặc nuốt, có thể gây dị ứng da hoặc mắt
- Để tránh lây nhiễm, không nên tái sử dụng đầu kim đã dùng trước đó.
- Dụng cụ lấy máu chỉ nên được dùng cho cá nhân 1 người, không chia sẻ hoặc dùng chung với bất cứ ai.
- Luôn luôn sử dụng kim mới từ bao bì đã được tiệt trùng. Bảo quản dụng cụ lấy máu sạch sẽ.
- Chích máu tại một vị trí cố định có thể gây đau và chai cứng vùng da. Nên chọn vị trí tiêm thay thế khác nhau mỗi lần chích máu