Người mắc bệnh tiểu đường không chỉ đối mặt với những biến chứng liên quan đến tim mạch, thận, và thần kinh, mà còn có nguy cơ cao mắc các loại nhiễm trùng nghiêm trọng. Hệ miễn dịch suy giảm, cùng với tình trạng đường huyết cao kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác phát triển. Bài viết này sẽ điểm qua các vị trí nhiễm trùng phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường, cũng như cách kiểm soát đường huyết để giảm thiểu nguy cơ này.
1. Nhiễm trùng da và mô mềm
Tổn thương thần kinh cảm giác, bệnh mạch máu xơ vữa và đường huyết cao kéo dài khiến bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các nhiễm trùng da và mô mềm. Những nhiễm trùng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở vùng chân. Do chân thường xuyên chịu áp lực và dễ bị tổn thương, các vết thương nhỏ đôi khi không được phát hiện và xử lý kịp thời. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bóng nước tiểu đường (bullosis diabeticorum) là một tình trạng phồng rộp tự phát, không viêm, đặc trưng ở bệnh nhân tiểu đường. Các mụn nước này thường tự lành trong khoảng 2-6 tuần, nhưng chúng dễ tái phát ở cùng vị trí hoặc những vùng da khác. Ngoài ra, nhiễm trùng thứ cấp có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua vùng da bị tổn thương, gây viêm nhiễm và làm phức tạp thêm tình trạng này, đòi hỏi can thiệp y tế kịp thời.
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc các vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu. Các tình trạng thường gặp bao gồm nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng, bạch cầu niệu, viêm bàng quang, và đặc biệt là các nhiễm trùng đường tiết niệu trên. Khi bệnh nhân tiểu đường xuất hiện triệu chứng đau vùng hông lưng hoặc bụng, cần cân nhắc khả năng nhiễm khuẩn trong thận.
Viêm thận bể thận là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng, thường do vi khuẩn từ bàng quang lan đến thận. Tình trạng này làm gia tăng kháng insulin, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn. Đồng thời, nó còn gây buồn nôn, làm giảm khả năng duy trì cân bằng nước trong cơ thể.
Trong những trường hợp này, việc kiểm tra và can thiệp sớm giúp điều trị hiệu quả, và hạn các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, hoặc các rủi ro nguy hiểm khác.
3. Nhiễm trùng tai, mũi và họng
Viêm tai ngoài ác tính và nhiễm nấm đen (mucormycosis) vùng mũi xoang gần như chỉ gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Viêm tai ngoài ác tính (hoại tử) thường xuất hiện ở những người tiểu đường trên 35 tuổi. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Nhiễm trùng bắt đầu từ ống tai ngoài, sau đó lan rộng sang các mô mềm, sụn và xương xung quanh. Bệnh nhân thường đến khám với các triệu chứng như đau tai dữ dội và chảy dịch tai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Nhiễm nấm đen vùng mũi xoang là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng do nhóm nấm mốc mucormycosis gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, từ 25-80%, ngay cả khi được điều trị tích cực bằng phẫu thuật và thuốc kháng nấm mạnh. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt, đặc biệt là những người nhiễm toan ceton. Nấm xâm nhập vào vùng mũi và xoang cạnh mũi, sau đó lan rộng bằng cách tấn công mạch máu. Điều này gây ra hoại tử mô mềm và phá hủy xương, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
4. Nhiễm trùng phổi và hô hấp
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng phổi cao hơn so với người không mắc bệnh. Các tác nhân thường gặp là: vi khuẩn Staphylococcus, Klebsiella pneumoniae, nấm cryptococcal, coccidioidomycosis…
Bệnh tiểu đường còn là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến sự tái kích hoạt bệnh lao.
5. Kiểm soát tốt đường huyết giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
Đường huyết cao kéo dài có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, và tạo điều kiện cho các loại nhiễm trùng phát triển. Việc kiểm soát đường huyết hiệu quả không chỉ giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường mà còn giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng.
Máy đo đường huyết liên tục là công cụ quan trọng giúp người bệnh theo dõi mức đường huyết thời gian thực. Thiết bị này mang lại nhiều lợi ích:
- Phát hiện bất thường mà bạn không nhận ra: thiết bị theo dõi đường huyết liên tục cung cấp dữ liệu suốt ngày đêm, đồng thời gửi cảnh báo khi đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp ngoài mức kiểm soát. Giúp bạn biết điều gì đang xảy ra và xử lý kịp thời.
- An tâm ăn uống: Bạn có thể biết được các thực phẩm, hay thậm chí thuốc uống, bài tập thể dục ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào. Từ đó có thể điều chỉnh lối sống giúp đường huyết ổn định, không còn lo lắng không biết những món ăn này có làm đường huyết tăng cao không và nên ăn như thế nào để đường huyết không cao.
- Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng: Kiểm soát đường huyết ổn định giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Đặc biệt, máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare được đánh giá cao nhờ tính chính xác (chỉ số MARD là 9.07%) và là thiết bị đầu tiên tại Việt Nam tích hợp được với ứng dụng trên điện thoại thông minh. Đây là công cụ hữu ích, đồng hành cùng bệnh nhân tiểu đường trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ nhiễm trùng, bởi các biến chứng này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Việc duy trì đường huyết ổn định thông qua lối sống lành mạnh và sử dụng công cụ hỗ trợ như máy đo đường huyết liên tục là giải pháp tối ưu giúp giảm nguy cơ mắc các nhiễm trùng nghiêm trọng.
Hãy chủ động kiểm soát sức khỏe của bạn để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và an lành hơn!
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://web.fptmedicare.vn/>
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK579762
https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD004617.pub3/full
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1156523313000590?via%3Dihub
https://www.nhs.uk/conditions/kidney-infection
https://www.cdc.gov/mucormycosis/about/index.html