1. Đái tháo đường có những loại nào?
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn trong việc sử dụng đường của cơ thể, biểu hiện bằng sự gia tăng lượng đường trong máu.
Có 3 loại bệnh tiểu đường chính: bao gồm Tiểu đường loại 1, Tiểu đường loại 2 và Tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, đái tháo đường còn có những loại khác như: Bệnh tiểu đường loại 3c, bệnh tiểu đường 1.5 (LADA), bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành (MODY), bệnh tiểu đường sơ sinh và bệnh tiểu đường giòn. Tuy nhiên, các loại này thường hiếm hơn và ít gặp hơn so với 3 loại tiểu đường phổ biến đã nêu.
Do đó, đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những điểm đặc trưng của 3 loại tiểu đường phổ biến trước nhé!
Bảng 1. Cách giúp bạn nhận biết điểm khác biệt của 3 nhóm tiểu đường thường gặp?
Đặc điểm | Đái tháo đường tuýp 1 | Đái tháo đường tuýp 2 | Đái tháo đường
thai kỳ |
Tuổi xuất hiện | Đa số gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên | Đa số gặp ở tuổi trưởng thành, nguy cơ cao ở người ≥45 tuổi | Gặp phụ nữ mang thai, độ tuổi nguy cơ cao là ≥25 |
Triệu chứng | – Xuất hiện nhiều, rầm rộ.
– Triệu chứng đặc trưng nhất là sụt cân nhiều (mặc dù ăn nhiều) |
– Xuất hiện chậm, thường không có triệu chứng rõ rệt
– Triệu chứng đặc trưng nhất là: – Xuất hiện dấu gai đen* |
Rất khó nhận biết, hầu như không có triệu chứng rõ ràng. |
Điều trị | Bắt buộc dùng insulin | – Ưu tiên thay đổi lối sống
– Có thể kết hợp dùng thuốc uống và/hoặc insulin |
– Ưu tiên thay đổi lối sống,
– Có thể kết hợp dùng insulin hoặc thuốc uống (dựa trên cân nhắc của bác sĩ về lợi ích và nguy cơ) |
Biến chứng | – Nhiễm toan ceton là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở đổi tượng này.
– Các biến chứng mạn tính trên tim, mắt, thận, thần kinh. – Bệnh bàn chân đái tháo đường |
– Thường gặp các biến chứng mạn tính trên tim, mắt, thận, thần kinh.
– Hội chứng chuyển hóa (đái tháo đường-tăng huyết áp-rối loạn lipid máu) – Bệnh bàn chân đái tháo đường – Có thể gặp các biến chứng nhiễm toan ceton hoặc hạ đường huyết nhưng ít hơn loại 1 |
– Biến chứng mẹ có thể gặp: đa ối, chuyển dạ sớm, sinh non, tăng huyết áp, tiền sản giật.
– Biến chứng bé có thể gặp: vàng da và mắt, thai chết lưu và có nguy cơ cao mắc *** phì và tiểu đường loại 2 sau này |
Phòng ngừa | Hiện tại chưa có biện pháp phòng ngừa | Có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn và lối sống lành mạnh | Có thể phòng ngừa bằng cách tầm soát sớm và chế độ ăn uống lành mạnh. |
*Dấu gai đen: là những mảng da bịdày sừng, sẫm màu, thườngxuấthiện ở nách, cổ và bẹn.
Sau đây, hãy cùng nhau khám phá tiếp để hiểu rõ hơn về đặc điểm của những loại đái tháo đường này nhé!
2. Tiểu đường tuýp 1
2.1 Tiểu đường loại 1 xảy ra khi nào?
Bệnh phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể “tấn công nhầm” các tế bào sản xuất insulin. Insulin là chìa khóa quan trọng giúp cơ thể sử dụng đường để tạo năng lượng. Việc sản xuất thiếu hoặc không thể sản xuất insulin khiến đường trong máu không được dùng đến. Tình trạng này gây nên tăng lượng đường trong máu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
2.2 Nguyên nhân nào khiến bạn mắc tiểu đường tuýp 1?
Nguyên nhân của bệnh hiện nay chưa được xác định. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng có yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong phản ứng “tấn công nhầm” này. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát sau khi bạn mắc cảm cúm hoặc các bệnh liên quan đến tổn thương tuyến tụy*.
*Tuyến tụy là nơi sản xuất insulin
Tham khảo: Tại sao một người bình thường mắc tiểu đường ?
2.3 Tiểu đường tuýp 1 xảy ra với ai và có phổ biến không?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ. Trong đó, nguy cơ mắc cao nhất là 4-7 tuổi. Nguy cơ cao thứ hai ở đối tượng 10-14 tuổi. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc tiểu đường loại 1.
Theo thống kê, tiểu đường loại 1 chiếm 5-10% trong tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường.
2.4 Làm thế nào để điều trị tiểu đường loại 1?
Để điều trị đái tháo đường tuýp 1, các bệnh nhân hầu hết phải dùng insulin. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số thuốc khác để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa các biến chứng có khả năng xảy ra.
Có thể dẫn link: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường tuýp 1
2.5 Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Đối với tiểu đường loại 1, thường các triệu chứng xảy ra rầm rộ và khả năng cao xảy ra các biến cấp như hạ đường huyết hay nhiễm toan ceton.
Ngoài ra, nếu tình trạng không được kiểm soát, lâu dần, người bệnh cũng có thể gặp phải các biến chứng mạn tính như trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch, các vấn đề về da và sức khỏe răng miệng.
Tham khảo: Các biến chứng bệnh nhân tiểu đường có thể gặp
3. Tiểu đường tuýp 2
3.1 Tiểu đường loại 2 xảy ra khi nào?
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không sử dụng được insulin như bình thường (đề kháng insulin).
3.2 Nguyên nhân nào khiến bạn mắc tiểu đường tuýp 2?
Nguyên nhân của việc đề kháng insulin có thể liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình và di truyền. Ngoài ra, tiểu đường loại 2 thường liên quan đến lối sống, đặc biệt xảy ra cao hơn ở người đang thừa cân hoặc *** phì.
3.3 Tiểu đường tuýp 2 xảy ra với ai và có phổ biến không?
Bệnh tiểu đường loại 2 thường xuất hiện nhiều nhất ở người từ 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên, vì thói quen sống hiện đại, ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên mắc phải căn bệnh này.
Đây là dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Khoảng 90% những người mắc bệnh tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 2
3.4 Làm thế nào để điều trị tiểu đường loại 2?
Điều trị tiểu đường loại 2 thường liên quan đến thay đổi lối sống như ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu.
Khác với tiểu đường loại 1, các bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 có nhiều lựa chọn trong việc dùng thuốc hơn và có thể dùng thuốc uống thay vì thuốc tiêm. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc, tự ý sử dụng.
Tham khảo: Các thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 .
3.5 Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Các triệu chứng của bệnh thường phát triển chậm, trong vài tháng hoặc vài năm. Người bệnh có thể sẽ không phát hiện ra là mình đang mắc bệnh cho đến khi được chẩn đoán tầm soát.
Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu của người bệnh tăng cao kéo dài, bạn cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng mạn tính, bao gồm tổn thương trên các cơ quan như mắt, thận, thần kinh, tim mạch, các vấn đề về da và sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, người bệnh còn tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như mất trí nhớ (Alzheimer), khiếm thính, chứng ngưng thở lúc ngủ, những tổn thương thần kinh khác (như trên hệ tiêu hóa, sinh dục,…)
4. Tiểu đường thai kỳ
4.1 Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi nào?
Đây là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ và biến mất sau khi sinh.
4.2 Nguyên nhân nào khiến bạn mắc tiểu đường thai kỳ?
Có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu đường thai kỳ, đó là
- Đề kháng insulin: một số loại hormon của nhau thai sản xuất có thể gây ra tình trạng đề kháng insulin. Ngoài ra, việc tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng có thể là một nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ.
- Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình: đây cũng là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
4.3 Tiểu đường thai kỳ xảy ra với ai và có phổ biến không?
Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đang mang thai.
CDC chỉ ra rằng 2–10% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
4.4 Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng cho mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở như đa ối, chuyển dạ sớm, sinh non hay tiền sản giật. Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh, tuy nhiên những phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những vấn đề với em bé như hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt sau khi sinh, hoặc thậm chí là thai chết lưu. Hơn nữa, em bé cũng sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hoặc *** phì khi lớn lên.
5. Những loại tiểu đường khác bạn có thể gặp
5.1 Tiền tiểu đường:
Đây là giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường loại 2. Khi đó, mức đường huyết của bạn cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán chính thức là mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Ngoài ra, còn một số loại bệnh tiểu đường hiếm gặp khác có thể kể đến như:
5.2 Bệnh tiểu đường loại 3c
Xảy ra khi tuyến tụy của bạn bị tổn thương bởi một căn bệnh khác như viêm tụy, ung thư tuyến tụy, xơ nang và bệnh huyết sắc tố,…Việc cắt bỏ tuyến tụy cũng có thể gây ra tình trạng này.
5.3 Bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn hay còn gọi là bệnh tiểu đường 1.5 (LADA)
Là tình trạng nằm giữa đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2. Trong đó, bệnh giống bệnh tiểu đường Loại 1 ở nguyên nhân gây bệnh, đều là kết quả của phản ứng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nhưng nó tiến triển chậm hơn nhiều so với loại 1, các triệu chứng thường xuất hiện ở người bệnh trên 30 tuổi.
5.4 Bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành (MODY)
Đây còn được gọi là bệnh tiểu đường đơn gen, xảy ra do đột biến trong gen di truyền, từ đó ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tạo ra và sử dụng insulin.
5.5 Bệnh tiểu đường sơ sinh
Đây là một dạng bệnh tiểu đường đơn gen nhưng hiếm gặp, thường xảy ra trong vòng 6 tháng đầu đời của em bé. Đây là một tình trạng khác với đái tháo đường tuýp 1.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193
- https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/types-of-diabetes#:~:text=Monogenic%20diabetes%20is%20a%20rare,people%20can%20often%20get%20misdiagnosed.
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-1-diabetes/expert-answers/lada-diabetes/faq-20057880
- https://www.healthline.com/health/diabetes/types-of-diabetes
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/7504#outlook