Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn tác động tiêu cực đến mức đường huyết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ làm tăng đường huyết thông qua sự gián đoạn quá trình điều hòa insulin, gây rối loạn chuyển hóa và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ giải thích rõ “Thiếu ngủ làm tăng đường huyết thế nào” và gợi ý những giải pháp hữu ích giúp bạn cải thiện giấc ngủ và duy trì sức khỏe.
1. Tác động của đường huyết đến giấc ngủ
Sự thay đổi mức đường huyết có thể gây rối loạn giấc ngủ.
- Hạ đường huyết ban đêm (hypoglycemia): Đây là tình trạng khi mức đường huyết giảm quá thấp trong khi ngủ. Nó có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi vào ban ngày và làm gián đoạn lịch trình ngủ, khiến người bệnh khó ngủ đúng giờ.
- Tăng đường huyết ban đêm (hyperglycemia): Khi mức đường huyết tăng cao, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như khát nước, đau đầu, hoặc đi tiểu nhiều lần trong đêm. Những điều này không chỉ làm giấc ngủ bị ngắt quãng mà còn khiến việc trở lại giấc ngủ khó khăn hơn.
Nếu bạn hoặc người thân bị tiểu đường thường xuyên gặp khó khăn khi ngủ do đường huyết không ổn định, hãy tìm đến bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
2. Giấc ngủ và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2
Bên cạnh việc tìm hiểu thiếu ngủ làm tăng đường huyết thế nào, chúng ta cần biết mối liên hệ giữa giấc ngủ và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Chất lượng giấc ngủ, đường huyết và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 có mối liên hệ với nhau. Mặc dù cơ chế chính xác chưa được hiểu rõ, nhưng việc thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ chất lượng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều hòa đường huyết của cơ thể. Hơn nữa, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh mất ngủ kinh niên có thể làm tăng mức đường huyết, và trực tiếp làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một lối sống lành mạnh bao gồm việc ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, và vận động thể chất đều đặn sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Công nghệ hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho người mắc tiểu đường
Để giảm thiểu tác hại của việc thiếu ngủ làm tăng đường huyết thế nào, công nghệ có thể hỗ trợ rất nhiều. Những tiến bộ trong công nghệ y tế đã mang lại nhiều giải pháp giúp cải thiện giấc ngủ cho người mắc tiểu đường. Có thể kể đến:
- Máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM): Các thiết bị CGM cung cấp dữ liệu theo thời gian thực suốt cả ngày đêm. Đồng thời gửi cảnh báo thông qua ứng dụng trên điện thoại ngay khi mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Điều này thực sự hiệu quả trong việc giúp người bệnh an tâm và ngủ ngon hơn, đặc biệt đối với những người thường xuyên hạ đường huyết ban đêm.
- Hệ thống vòng kín lai (Hybrid Closed Loop Systems): Hệ thống này hoạt động như một “tuyến tụy nhân tạo,” tự động điều chỉnh mức insulin để giữ đường huyết ổn định, đặc biệt vào ban đêm. Điều này giảm đáng kể nguy cơ hạ đường huyết và giúp giấc ngủ không bị gián đoạn.
- Thiết bị theo dõi giấc ngủ: Những thiết bị này cung cấp thông tin về thói quen ngủ, từ đó đưa ra các mẹo cải thiện giấc ngủ. Chẳng hạn như các loại đồng hồ thông minh.
4. Các biến chứng của bệnh tiểu đường gây rối loạn giấc ngủ
Những biến chứng do bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tổn thương bàn chân, là nguyên nhân phổ biến làm giảm chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) cũng là một biến chứng thường gặp ở người mắc tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là những người bị béo phì.
Các thói quen lành mạnh như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, và duy trì cân nặng hợp lý có thể giảm nguy cơ phát triển những biến chứng này.
5. Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?
Ngoài việc tìm hiểu thiếu ngủ làm tăng đường huyết thế nào, bạn cũng cần biết cách cải thiện giấc ngủ. Để nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn có thể thực hiện một số thay đổi đơn giản nhưng hiệu quả:
- Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái với nệm và gối phù hợp.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, vì ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học.
- Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc caffein trước giờ đi ngủ.
- Thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách hoặc thiền trong khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
Vậy, ngủ bao nhiêu là đủ?
Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng người trưởng thành nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm, trẻ em cần từ 9-13 tiếng, và trẻ sơ sinh nên có giấc ngủ từ 12-17 tiếng mỗi ngày.
Việc ngủ không đủ hoặc ngủ quá nhiều đều có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng, động lực và cảm xúc của chúng ta. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày, rất có thể bạn đang không ngủ đủ giấc.
Ai cũng có thể trải qua một vài đêm mất ngủ, nhưng nếu bạn thường xuyên ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm, nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm và đau mãn tính sẽ tăng lên đáng kể.
6. Khi nào nên tìm kiếm sự hỗ trợ?
Nếu các vấn đề về giấc ngủ vẫn tiếp diễn dù bạn đã thực hiện các biện pháp trên, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như ngưng thở khi ngủ hoặc tổn thương thần kinh do đái tháo đường.
Ngoài ra, tham gia vào các cộng đồng hỗ trợ trực tuyến hoặc liên hệ với các tổ chức y tế uy tín cũng là một cách tốt để tìm kiếm thông tin và lời khuyên hữu ích.
Giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe và quản lý bệnh tiểu đường. Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa giấc ngủ và đường huyết không chỉ giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống mà còn giảm nguy cơ phát triển thêm các biến chứng. Với sự hỗ trợ từ công nghệ hiện đại và các thói quen lành mạnh, bạn có thể an tâm tận hưởng giấc ngủ trọn vẹn.
Thiếu ngủ làm tăng đường huyết thế nào đã được giải thích trong bài viết này. Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, hãy ưu tiên cho giấc ngủ và xây dựng thói quen ngủ lành mạnh. Kết hợp với việc theo dõi đường huyết, bạn có thể kiểm soát tốt hơn tác động của giấc ngủ lên đường huyết. Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://web.fptmedicare.vn/uu-dai-dat-mua-truoc-may-do-duong-huyet-lien-tuc/>
Tài liệu tham khảo:
https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/life-with-diabetes/sleep-and-diabetes