Chỉ số đường huyết bình thường là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Khi đường huyết ở mức bình thường, cơ thể có thể hoạt động hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ giải đáp thắc mắc này, cung cấp thông tin về mức đường huyết lý tưởng cho người bình thường và người tiểu đường, các yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết và cách duy trì chỉ số này ở mức ổn định.
1. Chúng ta thường ăn đường từ đâu?
Việc hiểu rõ chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường cũng cần đi kèm với việc hiểu về nguồn gốc của đường trong chế độ ăn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), nguồn đường bổ sung* (added sugar) lớn nhất trong chế độ ăn uống của con người đến từ đồ uống có đường, chiếm 24% tổng lượng tiêu thụ. Trong đó, nước ngọt đứng đầu với 16%, tiếp theo là các loại đồ uống trái cây (5%) và đồ uống dành cho thể thao (2%). Ngoài ra, các món tráng miệng như bánh quy, kem, bánh ngọt, và các loại đồ ăn sáng cũng đóng góp không nhỏ vào lượng đường hàng ngày.
* Đường bổ sung (added sugar) là loại đường hoặc chất làm ngọt được thêm vào thực phẩm và đồ uống trong quá trình chế biến, chế tạo, hoặc ngay trước khi tiêu thụ. Điều này khác với đường tự nhiên, vốn có sẵn trong các thực phẩm như trái cây, rau củ, và sữa.
Ví dụ về đường bổ sung: Đường trắng, mật ong, siro, đường nâu, đường dừa, đường mía…

2. Bao nhiêu đường là quá nhiều?
Bên cạnh việc biết chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường, bạn cần kiểm soát lượng đường tiêu thụ hàng ngày. Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ:
- Đối với nam giới: Không nên tiêu thụ quá 9 thìa cà phê đường bổ sung mỗi ngày (khoảng 36 gram hoặc 150 calo).
- Đối với phụ nữ: Chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 thìa cà phê đường bổ sung mỗi ngày (khoảng 25 gram hoặc 100 calo).
Đáng chú ý, một lon nước ngọt khoảng 355 ml có thể chứa tới 10 thìa cà phê đường – gần gấp đôi mức khuyến nghị hàng ngày đối với phụ nữ và vượt quá giới hạn cho nam giới. Từ đó cho thấy rằng chúng ta đã thường xuyên vượt quá mức khuyến nghị, đôi khi không nhận ra. Đường không chỉ tồn tại trong những món ăn ngọt rõ ràng mà còn ẩn nấp trong các sản phẩm không ngờ tới như sốt cà chua, bánh mì…

Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc theo dõi và kiểm soát lượng đường tiêu thụ, đặt biệt ở người bệnh tiểu đường. Đó là lý do vì sao các thiết bị như máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare ngày càng trở nên hữu ích. Thiết bị này không chỉ giúp người dùng theo dõi lượng đường trong máu một cách tự động, mà còn đưa ra những cảnh báo kịp thời, giúp kiểm soát tốt hơn chế độ ăn uống hàng ngày và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
3. Cơ thể phản ứng thế nào với đường?
Lượng đường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? Cách cơ thể xử lý đường phụ thuộc vào loại đường tiêu thụ. Đường tự nhiên trong thực phẩm như trái cây và rau củ thường đi kèm với chất xơ, giúp quá trình hấp thụ diễn ra chậm hơn và tránh gây tăng đột ngột lượng đường trong máu. Ngược lại, đường bổ sung (added sugar) trong các loại nước ngọt hoặc bánh kẹo được hấp thụ rất nhanh. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, sau đó giảm mạnh – gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải và dễ thèm ăn.
4. Những điều cần lưu ý khi mua sắm
Hiện nay, có rất nhiều thông tin dinh dưỡng gây nhầm lẫn xung quanh chúng ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 68% người tiêu dùng gặp phải những dữ liệu dinh dưỡng mâu thuẫn trên mạng xã hội. Và 60% trong số họ cảm thấy hoang mang, nghi ngờ về những lựa chọn dinh dưỡng mà họ đưa ra cho gia đình mình vì sự mâu thuẫn này.
Nhiều người dễ bị hấp dẫn bởi các loại đường thay thế, vì chúng thường được cho là lựa chọn lành mạnh hơn so với đường trắng thông thường. Tuy nhiên, đừng để bị đánh lừa. Đường bổ sung vẫn là đường bổ sung, dù nó được gọi dưới bất kỳ tên nào.
Hiểu rõ nhãn mác thực phẩm là chìa khóa để kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Hiện nay, các nhà sản xuất thực phẩm phải liệt kê lượng đường bổ sung trên nhãn dinh dưỡng, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết. Vì thế, bạn nên chú ý đến các thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ đường, như:
- Mật ong
- Đường dừa
- Siro hoặc syrup (các loại)
- Dextrose…
Một phân tích gần đây cho thấy việc ghi nhãn này có thể giúp ngăn chặn gần 1 triệu trường hợp mắc bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2 trong vòng hai thập kỷ tới. Việc liệt kê tổng lượng đường bổ sung trên nhãn dinh dưỡng giúp người tiêu dùng dễ dàng xác định lượng đường bổ sung có trong thực phẩm hoặc đồ uống. Thông tin này hỗ trợ người mua đưa ra những lựa chọn thông minh hơn cho sức khỏe của mình.

5. Làm thế nào để giảm tiêu thụ đường?
Giảm đường trong chế độ ăn uống không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp bạn cảm thấy năng động và thoải mái hơn. Giảm tiêu thụ đường là một cách hiệu quả để duy trì chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường. Dưới đây là một số gợi ý:
- Thay đổi thói quen uống: Hạn chế nước ngọt và thay bằng nước lọc, trà không đường hoặc nước trái cây tự nhiên (không thêm đường).
- Chọn thực phẩm nguyên chất: Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau củ, và các loại thực phẩm chưa qua chế biến.
- Đọc nhãn dinh dưỡng: Tìm hiểu kỹ các thành phần trên bao bì và chọn những sản phẩm ít đường.
- Lựa chọn thay thế: Dùng gia vị như quế, vani hoặc trái cây tự nhiên để làm ngọt thay vì dùng đường.
- chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung protein và chất béo lành mạnh để kiểm soát cảm giác thèm ăn và duy trì năng lượng ổn định.
Đừng biến đường thành kẻ thù. Việc tiêu thụ đường quá mức có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn đối với sức khỏe. Hiểu rõ lượng đường mà cơ thể cần và kiểm soát thói quen ăn uống là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ như giảm đường trong đồ uống, chọn thực phẩm tự nhiên, và đọc kỹ nhãn dinh dưỡng. Sức khỏe của bạn nằm trong tay bạn – hãy đưa ra những lựa chọn sáng suốt từ hôm nay!
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>
Tài liệu tham khảo: