Đường – gần như là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây lượng đường bổ sung quá mức có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, đường bổ sung từ đồ uống ngọt, như nước ngọt có ga và nước ép trái cây, đang cho thấy góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
1. Đường và sức khỏe tim mạch
Vậy, ăn nhiều đường có tốt cho tim mạch không? Theo các chuyên gia tại Harvard, trung bình một người tiêu thụ khoảng một phần ba cốc đường bổ sung mỗi ngày. Đa số lượng đường này đến từ đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, cà phê hay trà đóng chai. Các loại bánh ngọt, kem và đồ ăn nhẹ chứa đường cũng góp phần không nhỏ. Điều đáng nói là lượng calo từ đường lỏng không mang lại cảm giác no, khiến cơ thể dễ nạp thêm calo từ các bữa ăn khác. Kết quả là cân nặng tăng dần theo thời gian, và đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường cũng làm tăng mức triglyceride và cholesterol LDL (loại cholesterol “xấu”) trong máu – hai yếu tố quan trọng dẫn đến các bệnh về tim. Đặc biệt, một chế độ ăn giàu đường có thể kích thích phản ứngviêm nhiễm, làm suy yếu các mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ.
2. Mối liên hệ giữa đường, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch
Ăn nhiều đường có tốt cho tim mạch không, đặc biệt khi nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Việc ăn uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn đường, lượng đường trong máu tăng nhanh, buộc tuyến tụy phải sản xuất insulin để kiểm soát. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ trở nên kháng insulin, dẫn đến tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 2-3 lần so với người bình thường. Sự kết hợp giữa tiểu đường và mức cholesterol cao càng khiến sức khỏe tim mạch trở nên tồi tệ hơn.
3. Bằng chứng về lợi ích liên quan đến tim mạch của việc giảm đường trong chế độ ăn
Một nghiên cứu năm 2021 đã mô phỏng tác động của việc giảm lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn. Kết quả cho thấy, nếu giảm 20% lượng đường trong thực phẩm đóng gói và 40% trong đồ uống có đường, trong vòng 10 năm, có thể ngăn chặn:
- 2,5 triệu ca cấp cứu tim mạch (như đột quỵ, đau tim).
- 750.000 trường hợp tiểu đường.
- 500.000 ca tử vong vì bệnh tim.
Ngoài ra, chính sách giảm đường này còn tiết kiệm được hơn 4 tỷ USD chi phí y tế trong một thập kỷ, và con số này có thể đạt 118 tỷ USD trong suốt cuộc đời của nhóm người trưởng thành hiện tại.
4. Kiềm chế chiếc lưỡi ngọt ngào của bạn
Việc cắt giảm đường không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi chúng ta đã quen với vị ngọt trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị rằng, thay vì cắt giảm đột ngột, bạn nên thực hiện từng bước nhỏ để cơ thể dần thích nghi:
- Giảm dần đồ uống có đường: Nếu bạn thường xuyên uống soda hoặc trà ngọt, hãy thử thay thế bằng nước lọc hoặc nước có ga thêm chút nước ép trái cây tự nhiên. Bạn cũng có thể tự pha cà phê hoặc trà với lượng đường ít hơn so với thông thường.
- Giảm đồ ngọt: Không cần loại bỏ hoàn toàn các món tráng miệng yêu thích, nhưng hãy hạn chế chỉ ăn một lần mỗi ngày và giảm dần xuống còn 1-2 lần mỗi tuần.
- Chọn thực phẩm tự nhiên: Tăng cường sử dụng thực phẩm tươi sống như rau củ, trái cây ít đường thay vì thực phẩm chế biến sẵn. Đây là cách tốt nhất để giảm đường và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Đọc kỹ nhãn thực phẩm: Nhiều sản phẩm có chứa lượng đường ẩn dưới nhiều tên gọi khác nhau. Hãy chú ý đến các thành phần như sucrose, fructose, hoặc siro bắp cao fructose trên bao bì.
Đường nhân tạo: Có thực sự là giải pháp?
Một số người chuyển sang sử dụng các loại đường nhân tạo như aspartame hay stevia. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho thấy đường nhân tạo, hay còn gọi là chất thay thế đường, có khả năng gây ra bệnh tim mạch. Vì vậy, đường nhân tạo không phải là giải pháp tối ưu nếu bạn lo lắng về việc ăn nhiều đường có tốt cho tim mạch không. Xem thêm tại <gắn link tới bài CMGlu_I_7.19>
Kết luận
Tóm lại, ăn nhiều đường có tốt cho tim mạch không? Câu trả lời chắc chắn là không. Đường, dù là một thành phần quen thuộc và hấp dẫn, nhưng khi tiêu thụ quá mức lại là mối đe dọa lớn đến sức khỏe tim mạch và toàn thân. Việc giảm lượng đường trong chế độ ăn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và nhiều bệnh lý khác.
Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ như giảm đồ uống có đường, chọn thực phẩm tự nhiên và đọc kỹ nhãn sản phẩm. Sự thay đổi tích cực này không chỉ giúp bảo vệ trái tim bạn mà còn mang lại một cuộc sống khỏe mạnh và bền vững hơn.
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>
Tài liệu tham khảo:
https://www.health.harvard.edu/heart-health/how-a-sugary-diet-may-sabotage-your-heart-health