Tết là dịp lễ rất quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Đây cũng là thời gian để các thành viên sum họp, đoàn tụ bên gia đình. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân tiểu đường, Tết cũng là một dịp đáng lo ngại bởi nguy cơ biến chứng cao.
Đường tăng trong dịp Tết là nỗi lo cực lớn của người bệnh tiểu đường, vì những ngày này họ thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn bình thường, đặc biệt là các món ăn nhiều đường, ***, ngọt như bánh kẹo, mứt, đồ ngọt,… Đây là những thực phẩm có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhịp sinh hoạt thay đổi, thức khuya, ngủ muộn, ít vận động cũng là những yếu tố có thể làm tăng đường huyết.
1. “Đường tăng” nguy hiểm như thế nào?
Tăng đường huyết trong dịp Tết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, bao gồm:
– Biến chứng mắt: tình trạng tăng đường huyết lâu dài gây tổn thương lên các mạch máu ở mắt. Từ đó, có thể gây ra các biến chứng như bệnh võng mạc do đái tháo đường, bệnh glaucoma,…
– Biến chứng tim mạch: Tăng đường huyết trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
– Biến chứng thận: Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho mạch máu nuôi thận và từ đó gây tổn thương lên cơ quan này.
Đặc biệt, điều nguy hiểm là biến chứng trên thận rất khó phát hiện sớm. Bệnh hầu như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu và khi bệnh nhân nhận thấy triệu chứng thì tổn thương trên thận đã nặng rồi.
– Biến chứng thần kinh: Tổn thương thần kinh do đái tháo đường khiến các dây thần kinh khó truyền tải thông tin giữa não và những bộ phận khác của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nhìn, nghe, cảm nhận và di chuyển.
Có 4 loại biến chứng thần kinh tiểu đường thường gặp bao gồm: bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh tự chủ, viêm đa dây thần kinh và bệnh đơn dây thần kinh. Trong đó, người bệnh có thể mắc một hoặc nhiều loại biến chứng thần kinh khác nhau.
– Nguy cơ nhiễm trùng tăng cao: Người tiểu đường về bản chất đã có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường. Đã thế, tết còn là dịp người bệnh dễ “xoay vòng” với những thói quen xấu như ăn uống không hợp vệ sinh, thức khuya, ngủ muộn, cơ thể suy nhược,… từ đó gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
2. Cách thu phục “đường tăng”
Để phòng tránh hậu quả của những biến chứng do đường huyết tăng cao trong dịp Tết, người bệnh tiểu đường cần thực hiện các biện pháp sau đây:
• Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc.
• Kiểm soát chế độ ăn uống: Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, ***, ngọt như bánh kẹo, mứt, đồ ăn chiên xào, bánh chưng, bánh tét,… Thay vào đó, hãy tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
• Giữ lối sống lành mạnh: Duy trì thói quen ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, tập thể dục thường xuyên hơn.
• Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng đường huyết.
• Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Dùng máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi ăn để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, với những dịp đặc biệt có sự thay đổi về cách thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện,… như Tết thì bạn cần phải có một lịch đo đường huyết phù hợp với tình trạng bệnh và một báo cáo đường huyết giúp ghi nhận lại những bất thường xảy ra.
Đây sẽ là cơ sở giúp người tiểu đường chủ động hơn và an tâm hơn trong việc quản lý và theo dõi đường huyết tại nhà vào những dịp đặc biệt như dịp Tết đến, xuân về.
Theo dõi FPT Mediacre để cập nhật kiến thức về bệnh đái tháo đường và những mẹo hay trong cuộc sống bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications