1. Bạn có gặp những vấn đề sau khi duy trì lịch đo đường huyết?
1.1. Bộn bề của cuộc sống
Đôi khi, cuộc sống với nhịp độ hối hả làm mất đi những khoảnh khắc yên bình, nơi chúng ta dành thời gian cho sức khỏe của mình. Trong mớ hỗn độn của công việc, nghĩa vụ gia đình và những đổi thay không ngừng, việc sắp xếp thời gian hoặc nhớ để đo đường huyết có thể trở thành một thách thức không nhỏ.
Xem thêm>>> Lịch đo đường huyết: công cụ cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường
1.2. Sức khỏe và tuổi tác: khi trí nhớ không còn minh mẫn
Không thể phủ nhận rằng, với tuổi tác dần tăng, trí nhớ của chúng ta lại dần giảm đi. Điều này càng trở nên khó khăn hơn với những người phải đối mặt với các vấn đề như suy giảm nhận thức hoặc trầm cảm.
1.3. Không hiểu được tầm quan trọng của việc đo đường huyết
Đôi khi, bởi vì không hiểu được tầm quan trọng của kiểm tra đường huyết, mà người bệnh trở nên lơ là và không quan tâm đến việc này.
Bạn hãy nhớ rằng, càng có nhiều kết quả về lượng đường trong máu tại các thời điểm khác nhau, thì bác sĩ càng có đầy đủ thông tin hơn để đánh giá tình trạng bệnh. Từ đó giúp bạn kiểm soát tốt hơn sức khỏe của bản thân.
1.4. Nỗi sợ và cảm giác khó chịu
Cảm giác sợ hãi, e ngại trước việc kiểm tra đường huyết cũng là một trở ngại không nhỏ. Một số người có thể tránh đo đường huyết do sợ đau hoặc khó chịu từ việc lấy máu. Bên cạnh đó, sự sợ hãi về việc phát hiện ra kết quả không tốt cũng có thể làm cho người bệnh tránh việc kiểm tra đường huyết.
1.5. Thiếu sự hỗ trợ
Đôi khi, không phải ai cũng có được sự hỗ trợ từ gia đình hay cộng đồng. Một số bệnh nhân phải đối mặt với khó khăn về tài chính và trang thiết bị. Những rào cản này khiến việc quản lý bệnh trở nên gian nan hơn.
Để khắc phục những thách thức này, việc cung cấp giáo dục, hỗ trợ và tạo lập thói quen tốt là hết sức quan trọng. Điều này không chỉ giúp người bệnh tiểu đường quản lý tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình mà còn góp phần vào việc ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng trong tương lai. Cùng nhau khám phá nội dung tiếp theo để biết được những mẹo giúp bạn duy trì việc kiểm tra đường huyết nhé.
2. Bạn đã thử những cách dưới dây chưa?
2.1. Đối phó với cuộc sống bận rộn
Sẽ không dư thừa nếu bạn kiểm tra đường huyết nhiều hơn lời khuyên của bác sĩ. Càng có nhiều kết quả đo, bác sĩ sẽ càng có thêm thông tin để giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.
Do đó, bạn có thể kết hợp đo đường huyết với các hoạt động thường nhật. Chẳng hạn như trước khi uống cà phê buổi sáng. Điều này giúp việc kiểm tra đường huyết trở thành thói quen một cách tự nhiên và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
2.2. Hỗ trợ cho người cao tuổi và sức khỏe kém
Gia đình hoặc người chăm sóc có thể nhắc nhở và hỗ trợ người cao tuổi mắc tiểu đường trong việc đo đường huyết.
Ngoài ra, một ứng dụng theo dõi đường huyết trên điện thoại di động với chức năng gửi thông báo theo lịch đo cụ thể sẽ giúp ích cho người bệnh trong trường hợp này.
Bạn có thể cài đặt và sử dụng thử ứng dụng FPT Medicare để trải nghiệm sự tiện lợi và những giá trị hữu ích không ngờ đối với bệnh nhân đái tháo đường. Hãy tải ứng dụng FPT Medicare hoặc quét mã QR code bên dưới. Bạn cũng có thể truy cập kho ứng dụng App Store hoặc Google Play và tìm kiếm ứng dụng FPT Medicare.
2.3. Nâng cao hiểu biết về bệnh
Người bệnh nên tham gia các buổi hội thảo, hoặc tư vấn từ các chuyên gia y tế để có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết.
Đồng thời, bệnh nhân nên thảo luận và chia sẻ kết quả theo dõi đường huyết với bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ và cả người bệnh có thể hiểu rõ hơn về tình trạng đường huyết. Từ đó điều chỉnh cách quản lý bệnh phù hợp và hiệu quả hơn.
Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể kéo theo các biến chứng nghiêm trọng khác, thậm chí cắt cụt chi, hay nguy hiểm đến tính mạng. Mà việc đo đường huyết thường xuyên là một trong những mắc xích quan trọng để ngăn ngừa viễn cảnh không mấy tươi đẹp đó. Giả sử mắc xích này bị lỏng lẻo hoặc đứt gãy, các mắc xích lân cận có thể bị ảnh hưởng. Nó khiến mắc xích cuối cùng là điều trị tốt bệnh tiểu đường có khả năng văng ra khỏi dây xích, và bạn rất khó để kéo lại được.
2.4. Giảm bớt sợ hãi và khó chịu
Người bệnh nên học cách nhìn nhận việc kiểm tra đường huyết là hết sức quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. Từ đó họ sẽ có đủ sự dũng cảm và động lực để vượt qua nỗi sợ chích máu hoặc kết quả không tốt khi đo đường huyết.
Bệnh nhân cũng có thể tìm chọn kim chích máu 32G hoặc 30G, thay vì 28G. Kim lấy máu có số gauge (G) càng lớn thì đầu kim càng nhỏ, càng ít đau hơn khi chích.
2.5. Tham gia cộng đồng đái tháo đường
Tham gia các nhóm đái tháo đường trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) có thể cung cấp sự động viên và kinh nghiệm cho bạn theo dõi đường huyết tích cực hơn.
Mỗi người bệnh tiểu đường có những nỗi niềm và khó khăn riêng trong việc quản lý đường huyết, đặc biệt là duy trì việc đo thường xuyên theo lịch. Nhận thức được những vấn đề của mình, bạn có thể tìm ra cách giải quyết chúng. Điều này không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo dõi FPT Medicare để cập nhật kiến thức mới mỗi ngày bạn nhé!