Người bệnh tiểu đường tuýp 2, khi phải đối mặt với sự không ổn định của đường huyết, thường trải qua nhiều gian nan trong việc theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Những khó khăn này dần trở thành nỗi lo và gánh nặng trên vai người bệnh.
1. Đường huyết biến động bất thường
Đường huyết có thể thay đổi đột ngột do nhiều yếu tố như thức ăn, tình trạng tâm lý, hoạt động thể chất, và thậm chí là môi trường. Điều này làm cho việc duy trì mức đường huyết ổn định trở nên khó khăn, và người bệnh cần phải điều chỉnh kế hoạch chăm sóc hàng ngày của họ một cách linh hoạt.
2. Đường huyết trở nên khó dự đoán
Dù có sự chăm chỉ trong việc đo và ghi chú, người bệnh vẫn gặp khó khăn trong việc dự đoán lượng đường trong máu của mình có nằm trong mức an toàn hay không. Điều này tạo ra sự lo sợ rằng không biết khi nào bản thân sẽ gặp cơn hạ đường huyết, hay lượng đường trong máu trở nên quá cao để phòng ngừa hoặc xử lý kịp thời tình trạng khẩn cấp.
3. Ưu tiên và thời gian
Việc theo dõi đường huyết đòi hỏi sự cam kết lâu dài. Người có tình trạng bệnh không ổn định thường phải kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày. Điều này đôi khi tạo áp lực về thời gian đối với những người bận rộn. Nguyên nhân là vì họ dành sự ưu tiên hơn cho công việc và bỏ qua đo đường huyết. Hơn thế nữa, việc ghi lại kết quả đo và ghi chú một cách thủ công về bữa ăn, hay tập luyện cũng khá mất thời gian.
4. Người bệnh thường xuyên phải đi công tác, du lịch,…
Việc theo dõi đường huyết trở nên khó khăn hơn đối với những người đi công tác thường xuyên. Vì lịch trình dày đặc và không có ai nhắc nhở mà họ quên mang theo máy đo, que thử… Do đó, trong trường hợp này bệnh nhân khó để kiểm tra đường huyết hằng ngày như bình thường.
5. Khó khăn trong việc duy trì lối sống lành mạnh
Để duy trì đường huyết ổn định, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một chế độ ăn uống cân đối và chế độ luyện tập phù hợp. Tuy nhiên, việc thực hiện điều này đôi khi là thử thách do tâm lý và sở thích cá nhân.
6. Tác động của tình trạng tâm lý
Stress, lo lắng, và các tình trạng tinh thần khác có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết. Người bệnh cần kiểm soát tâm lý của mình để giữ cho đường huyết không bị biến động mạnh.
Nhưng điều này khá khó khăn. Thử nghĩ xem, đối với một người khỏe mạnh bình thường, chỉ cần bị sốt cao cũng đã suy nghĩ bao nhiêu điều vẩn vơ về cuộc sống, về gia đình, về bản thân… Huống hồ chi những người đang mắc bệnh mạn tính và sống chung với nó hằng ngày.
7. Cần sự hỗ trợ của người thân và cộng đồng
Bởi vì phải đối mặt với những khó khăn trên, nên người bệnh rất cần được quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại căn bệnh dai dẳng này.
Việc theo dõi đường huyết là một nhiệm vụ không dễ dàng, và sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và cộng đồng là rất quan trọng.
Đôi khi, sự đồng cảm và hiểu biết từ người thân có thể giúp giảm bớt áp lực và tiếp thêm năng lượng tích cực cho người bệnh.
8. FPT Medicare – kiểm soát đường huyết không còn là nỗi lo
Người bệnh đái tháo đường không chỉ là số liệu trên bảng thống kê, mà là những cá nhân với đầy đủ cảm xúc và ước mơ. Nhưng việc theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường đã tạo ra nỗi lo âu cùng gánh nặng to lớn, đè nén lên những điều tươi đẹp phía trước.
Hãy để chúng tôi – FPT Medicare gánh một phần sức nặng trên vai bạn.
Ứng dụng di động FPT Medicare không chỉ cung cấp giải pháp theo dõi đường huyết một cách nhanh chóng, tự động, không tốn công ghi chép. Mà còn tạo ra lịch đo phù hợp, theo sau đó là báo cáo đường huyết thể hiện rõ tình trạng bệnh của bạn.
Thêm vào đó, FPT Medicare có sẵn báo cáo cho bác sĩ xem khi được yêu cầu. Việc này giúp cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác cho bác sĩ, để họ có thể đánh giá đúng đắn hơn và đưa ra quyết định điều trị phù hợp với bệnh nhân.
Với những tính năng được nghiên cứu kỹ lưỡng từ các chuyên gia về đái tháo đường, FPT Medicare hy vọng sẽ xua tan nỗi lo của bạn trong quá trình điều trị căn bệnh mạn tính “đáng ghét” này.
———————————————–