1. Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Người bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện các bất thường: vết cắt, vết đỏ, sưng, vết loét, vết phồng rộp, vết chai,… hoặc bất kỳ thay đổi nào khác trên da và móng chân.
Sử dụng gương để kiểm tra lòng bàn chân nếu bạn không thể nhìn thấy, hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Xem thêm>>> Biến chứng bàn chân – Nỗi lo chung của bệnh nhân tiểu đường
2. Vệ sinh chân hàng ngày
Vệ sinh chân hàng ngày.
Rửa chân đều đặn mỗi ngày bằng nước ấm (không quá nóng).
Đừng ngâm chân.
Lau khô hoàn toàn bàn chân của bạn, kể cả kẽ chân.
Thoa kem dưỡng da ở lòng và mu bàn chân, không thoa giữa các ngón chân vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng.
3. Không bao giờ đi chân trần
Luôn mang giày dép, kể cả đi trong nhà, để tránh bụi bẩn và giảm nguy cơ va chạm với vật cứng gây tổn thương.
Kiểm tra giày dép trước khi mang, để đảm bảo không có sỏi hoặc các vật thể khác bên trong.
4. Mang giày êm và vừa vặn
Để có đôi giày vừa vặn nhất, hãy đi mua giày vào chiều hoặc tối. Lúc đó bàn chân của bạn thường có kích thước to nhất.
Sử dụng đôi giày mới mua của bạn một cách từ từ. Tránh cọ xát gây bong tróc và phồng rộp da. Khi mới mua về, hãy mang chúng trong một hoặc hai giờ mỗi ngày, cho đến khi hoàn toàn cảm thấy thoải mái (giày dãn ra).
Luôn đi tất cùng với giày.
5. Bấm móng chân cẩn thận
Cắt móng theo chiều ngang và nhẹ nhàng mài nhẵn các cạnh sắc bằng đồ dũa móng.
Không nên lấy khóe móng chân vì có thể gây tổn thương ngón chân.
Có thể nhờ nhân viên y tế hoặc người thân cắt móng chân nếu bạn không thể nhìn thấy hoặc với tới bàn chân của mình.
6. Không tự ý loại bỏ các vết chai
Không nên tự dùng các dụng cụ sắc nhọn để cắt vết chai trên chân.
Đặc biệt không sử dụng thuốc không kê đơn để loại bỏ vết chai – chúng có thể làm bỏng da bạn.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến bệnh viện và nhờ nhân viên y tế loại bỏ các vết chai.
7. Kiểm tra chân ở các buổi khám tiểu đường định kì
Nên đề nghị bác sĩ kiểm tra đôi chân của bạn mỗi khi tái khám đái tháo đường. Hơn nữa, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình (thậm chí tần suất khám thường xuyên hơn nếu bạn có biến chứng thần kinh) để được kiểm tra chân toàn diện. Bao gồm đánh giá tình trạng giảm cảm giác và lưu thông máu ở chân.
8. Giúp máu lưu thông tốt
Kê cao chân lên khi bạn đang ngồi và ngọ nguậy các ngón chân trong vài phút. Thực hiện vài lần trong ngày.
Bạn không nên ngồi vắt chéo chân ở bắp đùi hay cổ chân. Điều đó gây chèn mạch, hạn chế máu lưu thông.
9. Tập luyện phù hợp
Chọn các loại hình vận động thể chất thân thiện với đôi chân như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội.
Hãy hỏi bác sĩ những hoạt động nào tốt cho bạn, và những hoạt động nào bạn nên tránh.
Khi nào cần đến bệnh viện ngay?
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, đừng đợi đến cuộc hẹn tiếp theo:
– Đau ở chân hoặc chuột rút ở mông, đùi, bắp chân khi tập luyện.
– Ngứa ran, nóng rát hoặc cảm thấy đau ở bàn chân.
– Da bàn chân mất cảm giác (xúc giác)
– Giảm hoặc mất khả năng cảm nhận nhiệt độ ở bàn chân.
– Bàn chân thay đổi nhiệt độ (trở nên lạnh hoặc nóng), hình dạng, màu sắc.
– Rụng lông ở ngón chân, bàn chân và cẳng chân.
– Da chân khô, nứt nẻ.
– Móng chân dày lên, ố vàng.
– Nhiễm nấm trên da chân và kẽ ngón chân.
-Vết phồng rộp, đau, vết loét trên chân, hoặc móng chân mọc ngược.
Hầu hết bệnh nhân tiểu đường có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng ở chân.
Chăm sóc thường xuyên tại nhà và duy trì thăm khám định kỳ với bác sĩ là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về chân (và ngăn ngừa các tổn thương nhỏ trở thành tình trạng nghiêm trọng). Theo dõi FPT Medicare để cập nhật kiến thức hữu ích về bện đái tháo đường mỗi ngày bạn nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Biến chứng bàn chân – Nỗi lo chung của bệnh nhân tiểu đường
- “Chỉ dấu” cho thấy bạn đang mắc biến chứng thận do tiểu đường
- Liên minh thảm họa – Đái tháo đường và bệnh lý Tim mạch
Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov.