Bệnh mạn tính không lây nhiễm là “sát thủ thầm lặng” gây nên đến 80% tổng số ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Các bệnh mạn tính thường gặp có thể kể đến như: tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư, suy tim, suy thận,… Những bệnh lý này hầu như không thể trị khỏi dứt điểm hoàn toàn mà cần điều trị lâu dài đến hết đời.
Xem thêm>>> Bệnh thần kinh do tiểu đường – Khám phá những điều bạn cần biết!
1. Nỗi trăn trở của người con xa nhà khi người thân mắc bệnh mãn tính
Chăm sóc người thân mắc bệnh không phải là một chuyện dễ dàng. Đặc biệt, đối với những người con đang sống xa gia đình, trách nhiệm chăm sóc cho ông bà, bố mẹ mắc bệnh mãn tính càng gặp nhiều khó khăn hơn. Một số vấn đề họ thường gặp phải có thể kể đến như:
- Áp lực về tài chính
Điều trị bệnh mãn tính là một “cuộc chiến trường kỳ”, người bệnh cần phải sử dụng thuốc hàng ngày và tái khám định kỳ, gây tốn kém rất nhiều về tiền của. Đối tượng mắc các bệnh lý mãn tính lại thường là người cao tuổi, sức khỏe yếu, không có khả năng lao động, nên tất cả gánh nặng tài chính đều đổ dồn lên đôi vai của con cháu.
- Vấn đề tinh thần
Phải ở xa con cháu, đặc biệt là khi đang bị bệnh khiến cho người già dễ cảm thấy cô đơn, tủi thân hơn. Trạng thái tinh thần không tích cực này có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Cũng vì thế mà những người con ở xa thường mang tâm trạng tội lỗi, buồn bã khi không thể ở bên để trực tiếp chăm sóc và chia sẻ những khoảnh khắc khó khăn với người bệnh.
- Lo lắng về tình trạng bệnh và sự phối hợp điều trị
Khoảng cách xa xôi và những bận rộn công việc khiến việc liên lạc thường xuyên trở nên khó khăn hơn. Điều này dẫn đến con cháu khó nắm bắt được tình trạng bệnh tình cũng như không đảm bảo được liệu ông bà, bố mẹ có đang thực hiện đúng kế hoạch điều trị hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ hay không.
- Vấn đề sinh hoạt hàng ngày
Điều trị bệnh mãn tính không chỉ cần uống thuốc mà phụ thuộc rất nhiều vào lối sống hàng ngày như: ăn uống, ngủ nghỉ, vận động,… Với người lớn tuổi không có con cháu ở cạnh, việc đảm bảo duy trì một lối sống, sinh hoạt lành mạnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Kể cả khi đã thuê người chăm sóc, con cháu vẫn sẽ luôn phải lo lắng về sự tin cậy của người chăm sóc cũng như sự an toàn của người thân tại nhà khi không thể giám sát trực tiếp.
- Tiếp cận công nghệ
Rất nhiều việc có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, tiện lợi khi có sự trợ giúp của công nghệ (đặt lịch khám online, nhắc nhở uống thuốc, hẹn lịch đo các chỉ số sức khỏe hàng ngày,…) nhưng lại tốn nhiều thời gian hơn do người lớn tuổi không am hiểu về công nghệ. Do vậy, con cháu cần hỗ trợ kỹ thuật từ xa hoặc dành thời gian hướng dẫn ông bà, bố mẹ sử dụng một số ứng dụng công nghệ cơ bản.
Lịch đo đường huyết: công cụ cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường
2. Làm thế nào để theo dõi sức khỏe người thân từ xa?
Vậy làm thế nào để có thể theo dõi tình hình sức khỏe của người thân ngay cả khi ở xa?
● Nhắn tin, gọi điện thường xuyên
Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên dành thời gian mỗi ngày để nhắn tin, gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe và nhắc nhở người thân tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Việc này cũng giúp người bệnh cảm thấy luôn được quan tâm và có động lực để chống lại bệnh tật hơn.
● Lắp camera thông minh ở nhà
Việc lắp một chiếc camera thông minh có thể thu và truyền âm thanh tại nhà sẽ giúp chúng ta quan sát tình hình sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của người thân bất cứ lúc nào để nhắc nhở, động viên người thân duy trì lối sống lành mạnh, từ đó kiểm soát bệnh quả hơn. Bên cạnh đó, nếu người thân có gặp vấn đề nguy hiểm, chúng ta có thể hành động ứng cứu kịp thời, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
● Sử dụng ứng dụng theo dõi sức khỏe
Các ứng dụng này có thể giúp chúng ta tạo hồ sơ của người mắc bệnh mãn tính ngay trên điện thoại thông minh để theo dõi tình trạng sức khỏe một cách dễ dàng, tiện lợi. Ví dụ với người mắc bệnh đái tháo đường, cài đặt ứng dụng đo đường huyết có thể giúp chúng ta tạo lịch, nhắc lịch đo đường huyết hay phân tích kết quả chỉ số đường huyết đã đo được. Việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên như vậy có tác dụng rất quan trọng với điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Sử dụng ứng dụng theo dõi sức khỏe thông minh là giải pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn
Như vậy, dù ở xa nhà, chúng ta vẫn có thể theo dõi tình hình sức khỏe của người thân kịp thời, hiệu quả bằng cách ứng dụng công nghệ thông minh. Mong rằng bài viết này đã mang lại cho bạn một số thông tin và giải pháp hiệu quả để thể hiện sự quan tâm đến người thân yêu đang mắc các bệnh mãn tính!
Bài viết tham khảo nguồn: HCDC, JCHC, JRSM
https://www.rtsplace.org/documents/Coping_with_Chronic_Illness_in_the_Family.pdf
Chikhradze, N., Knecht, C. & Metzing, S. Young carers: growing up with chronic illness in the family – a systematic review 2007-2017. J of Compassionate Health Care 4, 12 (2017). https://doi.org/10.1186/s40639-017-0041-3
Golics CJ, Basra MK, Finlay AY, Salek S. The impact of disease on family members: a critical aspect of medical care. J R Soc Med. 2013 Oct;106(10):399-407. doi: 10.1177/0141076812472616. Epub 2013 May 10. PMID: 23759884; PMCID: PMC3791092.
Piette, John D et al. “The case for involving adult children outside of the household in the self-management support of older adults with chronic illnesses.” Chronic illness vol. 6,1 (2010): 34-45. doi:10.1177/1742395309347804