1. Xuất xứ thương hiệu
Bác Sĩ Kỳ (Bệnh Viện Gia Định) cho biết: “Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân chọn máy đo đường huyết từ các thương hiệu uy tín đã được tin dùng và được đánh giá tốt bởi các nhân viên y tế. Vì các nhãn hiệu nổi tiếng thường đảm bảo chất lượng và sự tin cậy trong kết quả đo.”
Các bác sĩ cũng cho rằng, các thương hiệu đến từ châu Mỹ (liên quan đến chuẩn FDA) và châu Âu (Đức, Thụy Sĩ,..) thường được tin tưởng bởi các sản phẩm đến từ các nơi này có những quy định và yêu cầu về chất lượng rất là khắt khe, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thương hiệu đến từ Châu Á (Nhật Bản, Đài Loan,…) cũng được các bác sĩ đánh giá cao bởi sự nổi tiếng của người Nhật về sức mạnh về công nghệ và mức độ tỉ mỉ của họ.
Và bác sĩ cũng nhấn mạnh thêm, thương hiệu đến từ những tên tuổi uy tín nhưng được sản xuất tại các nước như Trung Quốc thì người dùng nên kiểm tra kỹ càng vì có thể gặp phải hàng nhái và kém chất lượng.
2. Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng
Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân lựa chọn máy đo đường huyết được chứng nhận bởi cơ quan quản lý y tế, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), các tiêu chuẩn ISO 15197:2013 (Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế), và tuân thủ các chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng máy đo đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về an toàn và độ chính xác.
3. Độ Chính Xác và Ổn Định
Hầu hết các bác sĩ đều nhấn mạnh về độ chính xác và ổn định của máy đo đường huyết. Máy đo cần cung cấp kết quả đo chính xác, không dao động quá nhiều trong các lần đo khác nhau và không chênh lệch qúa lớn so với chỉ số đường huyết từ máu tĩnh mạch (chỉ nên nằm trong khoảng 10-15%).
Điều này không chỉ giúp bệnh nhân đưa ra những cách xử lí đúng hướng cho những trường hợp khẩn cấp trong quá trình theo dõi tại nhà. Mà còn hỗ trợ bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, Máy đo cũng phải đảm bảo ổn định, không bị hư hại hoặc bị ảnh hưởng từ môi trường. Đặc biệt là thời gian sử dụng que thử đường huyết sau khi mở hộp, phải đảm bảo que thử vẫn sử dụng tốt, không bị oxy hoá bởi môi trường bình thường sau khi mở nắp ít nhất là 1 tháng.
Que thử là một thành phần thiết yếu của máy đo đường huyết, đây là yếu tố đảm bảo sự chính xác của kết quả đo và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,… và đặc biệt là gặp lỗi từ thao tác của người dùng. Việc chọn được máy đo có que thử chất lượng cao trong mức giá cả phải chăng là điều mà bác sĩ luôn nhắn gửi đến người bệnh của mình. Công nghệ máy đo sử dụng que thử GDH-FAD đã được chứng minh là tốt nhất hiện nay, có độ chính xác và độ ổn định lên đến 99%
4. Thuận Tiện và Dễ Sử Dụng
Bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh chọn máy đo đường huyết có giao diện thân thiện, màn hình sáng, to, và chữ rõ, đặc biệt là cho những người có thị giác kém như người già. Máy cũng nên nhẹ, dễ mang theo để kiểm tra đường huyết mọi nơi.
Thời gian đo nhanh chóng và sử dụng ít mẫu máu là điều bác sĩ đánh giá cao vì tiện lợi cho người bệnh.
Bác sĩ cũng lưu ý rằng máy đo đường huyết chỉ cần đo chỉ số đường huyết trong máu là đủ. Chức năng đo các chỉ số khác như mỡ máu, acid uric, ketone, lactate không cần thiết mà chỉ làm tăng giá thành sản phẩm. Những chỉ số này thường được kiểm tra khi người bệnh đi khám định kỳ mỗi 3 hoặc 6 tháng và được thực hiện bởi xét nghiệm máu tại thời điểm đó, nên người bệnh không cần phải theo dõi các chỉ số này thường xuyên như chỉ số đường huyết
Bệnh nhân đái tháo đường chủ yếu chỉ cần quan tâm đến chỉ số đường huyết, và việc máy đo có nhiều chức năng không giúp họ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình mà phải cần sự giải thích từ người có kiến thức chuyên môn hoặc bác sĩ.
5. Tính năng mở rộng hữu ích cho cả bệnh nhân và bác sĩ
Bác Sĩ Ngọc (Bệnh Viện Nhân Dân 115): “Mỗi lần bệnh nhân đến khám thường đưa cho bác các chỉ số mà họ đã đo trong tháng trước. Khi đó, bác thường lấy giấy vẽ lại thành 2 cột, đường huyết đói và đường huyết sau ăn, để xem mức độ biến thiên đường huyết của người bệnh nhân này. Việc này cũng hơi tốn thời gian của bác nhưng vì bệnh nhân nên bác chịu khó một chút mà giúp được họ thì bác cũng yên tâm hơn.”
Theo chia sẻ đó của bác sĩ Ngọc, máy đo đường huyết nên có các tính năng hữu ích như kết nối với ứng dụng di động, lưu trữ dữ liệu. Từ đó có thể tổng hợp thành một báo cáo được trình bày rõ ràng và ngắn gọn, thể hiện sự biến động đường huyết của bệnh nhân. Đồng thời ghi chú lại những chỉ số bất thường mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình theo dõi đường huyết tại nhà. Điều này không chỉ giúp ích cho bệnh nhân mà còn rất thuận tiện cho bác sĩ trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.
Nhưng hầu hết hiện nay các thiết bị đo đường huyết không có ứng dụng đi kèm. Mà nếu có thì cũng chỉ có chức năng đơn gian là lưu trữ thông tin chứ chưa thực sự hữu ích cho bệnh nhân, và còn làm giá thành tăng lên nhiều lần.
Kết luận
Việc chọn máy đo đường huyết đúng đắn là một quyết định quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là khi đang trong giai đoạn quản lý không ổn định mức đường huyết. Lời khuyên từ các bác sĩ nội tiết tại các bệnh viện trung ương cung cấp cái nhìn sâu sắc về những yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn máy đo đường huyết, hỗ trợ bệnh nhân đưa ra quyết định đúng đắn cho việc quản lý tiểu đường của mình.
Bài viết tham khảo nguồn: Tài liệu phỏng vấn từ các bác sĩ