1. Bệnh thần kinh tiểu đường là gì và tại sao bạn mắc phải căn bệnh này?
1.1 Bệnh thần kinh tiểu đường là gì?
Bệnh thần kinh tiểu đường là một biến chứng trên thần kinh ở bệnh nhân mắc tiểu đường.
Tình trạng này diễn ra khi các dây thần kinh trong cơ thể bị tổn thương, dẫn đến làm rối loạn chức năng của cơ quan được các dây thần kinh này kiểm soát. Trong đó, phổ biến nhất là các tổn thương thần kinh ở chân và bàn chân.
1.2 Bệnh thần kinh tiểu đường có những loại nào?
Có 4 loại biến chứng thần kinh do tiểu đường chính, bao gồm:
- Biến chứng thần kinh ngoại biên: xảy ra ở bàn chân và bàn tay. Đây là dạng bệnh thần kinh do tiểu đường phổ biến nhất.
- Biến chứng thần kinh tự chủ: xảy ra ở các dây thần kinh chi phối các chức năng không tự chủ của cơ thể như tiêu hóa, tiểu tiện hoặc nhịp tim.
- Bệnh đám rối – rễ thần kinh: đây là tổn thương các dây thần kinh dọc theo một khu phân bố cụ thể trong cơ thể như thành ngực hoặc vùng chân.
- Bệnh đơn dây thần kinh: có thể ảnh hưởng đến bất kỳ dây thần kinh nào.
Người bệnh có thể mắc một hoặc nhiều loại biến chứng kết hợp này. Các triệu chứng cũng như phương pháp điều trị cũng sẽ có sự khác biệt tùy vào loại bệnh mà bạn gặp phải.
Xem thêm:
- Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường
- Biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường
- Bệnh đám rối- rễ thần kinh do tiểu đường
- Bệnh đơn dây thần kinh do tiểu đường
- Biến chứng bàn chân – Nỗi lo chung của bệnh nhân tiểu đường
1.3 Tại sao bạn lại mắc phải căn bệnh này?
Trong cơ thể, thần kinh có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu giữa não và các bộ phận khác, giúp chúng ta cảm nhận cảm giác đau, nhiệt độ, sự chuyển động,…
Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu nhỏ (còn gọi là mao mạch) nuôi dây thần kinh sẽ bị tổn thương, từ đó ngăn chặn các dưỡng chất thiết yếu đến các dây thần kinh.
Đây là nguyên nhân khiến các tế bào thần kinh bị tổn thương và gây nên bệnh thần kinh tiểu đường.
1.4 Có những yếu tố nào khiến bạn tăng khả năng mắc bệnh?
Bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ khiến bạn tăng khả năng mắc bệnh như:
- Kiểm soát lượng đường trong máu kém: Lượng đường trong máu tăng cao không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường, trong đó có tổn thương thần kinh.
- Đã mắc bệnh tiểu đường một thời gian dài: Nguy cơ mắc bệnh thần kinh do tiểu đường càng tăng khi một người mắc bệnh tiểu đường càng lâu. Tỷ lệ này còn cao hơn nếu kết hợp với yếu tố kiểm soát lượng đường trong máu kém.
- Bị bệnh thận: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thận. Thận là nơi đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu thận tổn thương, các chất độc hại có khả năng không được “đi ra”, chúng sẽ quay trở lại vào máu và “đầu độc” các dây thần kinh.
- Thừa cân, *** phì: Bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh do tiểu đường.
- Hút thuốc lá:Việc hút thuốc sẽ khiến động mạch của bạn bị hẹp và xơ cứng, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Điều này cũng góp phần làm tổn thương các dây thần kinh ngoại vi.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh thần kinh tiểu đường
2. Các biến chứng bệnh thần kinh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh thần kinh tiểu đường là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm.
- Hạ đường huyết không nhận biết
Hạ đường huyết thường gây ra các triệu chứng như run, đổ mồ hôi và tim đập nhanh. Tuy nhiên, người mắc bệnh thần kinh tự chủ (một loại bệnh thần kinh do tiểu đường) có thể sẽ không nhận biết được các triệu chứng này. Từ đó, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Có thể dẫn link: Biến chứng thần kinh tự chủ do đái tháo đường
- Cắt cụt chi (ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân)
Tổn thương thần kinh có thể gây mất cảm giác ở bàn chân, do đó, ngay cả những vết cắt nhỏ cũng có thể biến thành vết loét mà người bệnh không phát hiện ra. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể lan đến xương và dẫn đến hoại tử. Khi đó, người bệnh có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc thậm chí là cẳng chân.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu và tiểu không tự chủ
Các dây thần kinh trong cơ thể có vai trò kiếm soát hoạt động “giữ” và “thải” nước tiểu của bàng quang. Nếu các dây thần kinh này bị tổn thương, sẽ dẫn đến 2 hậu quả:
- Bàng quang không trống hoàn toàn sau khi đi tiểu, khiến vi khuẩn tích tụ trong bàng quang và thận, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Ảnh hưởng đến khả năng cảm thấy cần đi tiểu (hay khả năng kiểm soát các cơ bài tiết nước tiểu), dẫn đến tiểu không tự chủ.
- Hạ huyết áp tư thế ( tự đo huyết áp tại nhà)
Tổn thương dây thần kinh kiểm soát lưu lượng máu có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Điều này khiến huyết áp giảm mạnh sau khi đứng lên hoặc ngồi xuống, từ đó gây choáng váng và ngất xỉu.
- Rối loạn tiêu hóa
Nếu tổn thương thần kinh xảy ra ở đường tiêu hóa, bạn sẽ bị các rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy, hoặc cả hai. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt dạ dày*, gây ra đầy bụng, khó tiêu.
* Liệt dạ dày là tình trạng dạ dày tiêu hóa quá chậm hoặc hoàn toàn không thể tiêu hóa thức ăn.
- Rối loạn chức năng tình dục
Bệnh thần kinh tự chủ thường làm tổn thương các dây thần kinh ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Điều này có thể gây rối loạn cương dương ở nam và giảm khô âm đạo ở nữ giới.
- Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi
Tổn thương thần kinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến mồ hôi, từ đó có thể dẫn đến khó kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.
Vì mức độ nguy hiểm của các biến chứng trên, người bệnh cần ý thức hơn trong việc chẩn đoán tầm soát sớm để điều trị kịp thời. Vậy làm sao bác sĩ có thể chẩn đoán cho bạn và đâu là thời điểm bạn nên đi tầm soát bệnh. Hãy cùng theo dõi tiếp nhé! |
3. Làm thế nào để xác định bạn mắc bệnh thần kinh do tiểu đường?
3.1 Phương pháp chẩn đoán
Bệnh thần kinh tiểu đường thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, do đó trong mỗi lần đi tầm soát định kỳ, bác sĩ có thể thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe về:
- Sức mạnh cơ bắp, sức căng của cơ
- Phản xạ gân cơ
- Các cảm giác của xúc giác, nhiệt độ và độ rung của âm thanh
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm các thử nghiệm chuyên biệt hơn để giúp chẩn đoán bệnh thần kinh do tiểu đường như:
- Thử nghiệm dây cước: Dùng một sợi dây cước ngắn chạm vào một số điểm trên 1 vùng da nhất định (thường dùng ở bàn chân) để kiểm tra mức độ nhạy cảm của bạn. Nếu bạn không nhận biết được cảm giác này, bạn có thể đã bị tổn thương thần kinh.
- Thử nghiệm cảm giác: Thử nghiệm này cho biết các dây thần kinh của bạn phản ứng như thế nào với các rung động và sự thay đổi nhiệt độ.
- Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh: Nó giúp đo tốc độ dẫn truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh ở cánh tay và chân của bạn.
- Đo điện cơ: Thử nghiệm này thường được thực hiện cùng với các thử nghiệm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh. Nó giúp đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối cơ.
- Thử nghiệm kiểm tra biến chứng thần kinh tự chủ: Giúp xác định sự thay đổi của huyết áp khi thay đổi tư thế và khả năng tiết mồ hôi của da.
3.2 Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Để giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, bạn cần liên hệ bác sĩ ngay khi gặp các vấn đề sau đây:
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh? |
|
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh tốt hơn, bạn cũng cần làm các thử nghiệm sàng lọc để tầm soát bệnh. Vậy những thời điểm bạn nên thực hiện tầm soát là?
Khi nào bạn nên tiến hành tầm soát bệnh? (Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA) |
|
4. Làm thế nào để điều trị bệnh thần kinh tiểu đường?
Hiện tại, không có thuốc điều trị khỏi bệnh thần kinh tiểu đường. Việc điều trị tập trung vào các yếu tố sau đây:
4.1 Làm chậm diễn tiến bệnh
Bệnh nhân có thể làm giảm tiến triển bệnh bằng cách kiểm soát tốt mức đường huyết, đồng thời kiểm soát lipid huyết (hay còn gọi là lượng mỡ trong máu), và huyết áp để ngăn ngừa các tổn thương có thể xảy ra thêm trên hệ thần kinh.
4.2 Giảm đau
Có nhiều thuốc giảm đau hiện đang có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với bạn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào. Một số loại bác sĩ có thể tư vấn cho bạn như:
- Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc thuộc nhóm chống động kinh nhưng có thể giúp bạn giảm đau rất tốt như: Pregabalin (Lyrica), Gabapentin (Gralise, Neurontin).
- Thuốc chống trầm cảm: Không phải bạn bị bệnh trầm cảm thì mới dùng thuốc này. Trong một số trường hợp, nhóm thuốc này có thể giúp bạn giảm các cơn đau như nortriptyline (Pamelor), desipramine (Norpramin),… hay duloxetine (Cymbalta) hoặc venlafaxine (Effexor XR),…
4.3 Điều trị biến chứng và phục hồi chức năng
Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các thuốc điều trị biến chứng về vấn đề đường tiết niệu, về tiêu hóa (thuốc chống nôn, buồn nôn), thuốc điều trị hạ huyết áp tư thế cũng như các thuốc điều trị về vấn đề sinh dục như rối loạn cương dương,…
Tài liệu tham khảo:
- https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications/nerves_neuropathy#:~:text=Neuropathy%20is%20one%20of%20the,damaged%2C%20and%20they%20may%20disappear.
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-neuropathy/symptoms-causes/syc-20371580
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-neuropathy/diagnosis-treatment/drc-20371587