1. Bệnh tim mạch có liên hệ gì với đái tháo đường?
Đái tháo đường (hay tiểu đường) và bệnh tim mạch thường đi đôi với nhau.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), người bị tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp hai đến bốn lần so với người khác.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gián tiếp nhưng có đóng góp không nhỏ vào việc gây ra các bệnh lý tim mạch. Cụ thể, đường huyết cao trong thời gian dài có thể thúc đẩy quá trình dày lên ở thành mạch máu, hoặc hình thành cục máu đông.Lưu lượng máu bị suy giảm có thể gây ra các vấn đề về tim, hoặc thậm chí đột quỵ. Mạch máu cũng có thể bị tổn thương ở những nơi khác trong cơ thể do bệnh tiểu đường. Dẫn đến các vấn đề về mắt, thận, cũng như biến chứng ở chân.
Xem thêm>>> Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mắc biến chứng mắt do tiểu đường?
Những bệnh nhân tiểu đường thường có nhiều yếu tố nguy cơ giống nhau liên quan đến bệnh tim, bao gồm:
- Huyết áp cao làm tăng lực của máu qua động mạch và có thể làm hỏng thành động mạch. Bị cả huyết áp cao và bệnh tiểu đường có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.
- Quá nhiều cholesterol “xấu” (cholesterol LDL) trong máu của bạn có thể hình thành mảng bám lên thành động mạch bị hư hỏng.
- Triglyceride cao (một loại chất *** trong máu của bạn) và cholesterol “tốt” (cholesterol HDL) thấp, hoặc cholesterol LDL cao được cho là góp phần làm xơ cứng động mạch.
Ngoài ra, những yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim:
- Giới tính. Nù có bị đái tháo đường hay không.
- Hút thuốc
- Thừa cân hoặc *** phì
- Thiếu hoạt động thể chất
- Sử dụng thực phẩm có nhiều chất *** bão hòa (thịt bò, heo…), chất *** chuyển hóa (bơ thực vật…), cholesterol (lòng heo, lòng gà…) và natri (muối ăn).
- Uống nhiều rượu
2. Các biến chứng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường là gì?
Nếu bạn bị tiểu đường và bệnh tim mạch không được phát hiện, điều trị,không kiểm soát đường một cách chặt chẽ thì các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như:
- Suy tim, xảy ra khi tim mất khả năng bơm máu như bình thường. Suy tim có thể do tổn thương tim hoặc do động mạch bị cản trở.
- Đột quỵ, xảy ra khi máu lưu thông lên não bị tắc nghẽn. Đây là trường hợp thường do cục máu đông hoặc tắc nghẽn trong động mạch (sự tích tụ cholesterol trong thành mạch máu).
- Bệnh mạch ngoại vi (hay bệnh mạch máu ngoại biên) bao gồm tắc nghẽn mạch máu ở chân, mắt.
Mọi người thường không biết mình có thể gặp nguy hiểm cho đến khi xuất hiện các triệu chứng như: đau ngực, khó thở, chóng mặt, hoặc mệt mỏi quá mức khi đi bộ hoặc tập thể dục. Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng và đôi khi có thể không có triệu chứng nào cả.
Một số triệu chứng cảnh báo khác có thể là:
- Khó chịu ở cánh tay hoặc hàm
- Khó tiêu
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
Nếu nghi ngờ bị suy tim hoặc đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
3. Làm sao để bảo vệ hệ tim mạch của bạn khi đã mắc đái tháo đường?
Những thay đổi dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, và các biến chứng khác liên quan đến đái tháo đường, hoặc giữ cho bệnh không trở nên tồi tệ hơn:
- Dinh dưỡng: Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, ít chất *** bão hòa và muối. Tăng cường tiêu thụ rau, trái cây, ngũ cốc không lên men và thực phẩm giàu omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, hạt chia… Hạn chế sử dụng rượu…
- Tập luyện: Vận động thường xuyên, ít nhất 150 phút mỗi tuần, để giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp cải thiện lượng đường trong máu.
- Quản lý tốt bệnh tiểu đường: Tuân thủ kế hoạch chăm sóc sức khỏe, uống thuốc đúng liều, kiểm tra đường huyết đều đặn và theo dõi các chỉ số sức khỏe khác như huyết áp và cholesterol.
- Khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu về các chỉ số sức khỏe quan trọng để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề tim mạch nào.
Thông điệp chính: Bệnh đái tháo đường có thể có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác, điển hình là bệnh tim mạch.
Đái tháo đường và bệnh lý tim mạch là những bệnh mãn tính mà hầu như không thể chữa khỏi. Nhưng việc kiểm soát tốt tình trạng bệnh sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cơ hội sống lâu và khỏe mạnh. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. |
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
1. Bệnh thần kinh do tiểu đường – Khám phá những điều bạn cần biết!
2. Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường nguy hiểm thế nào?
3. Nhận diện bệnh đám rối – rễ thần kinh do tiểu đường
Bài viết tham khảo nguồn: diabetesaustralia.com.au, diabetes.org.uk, niddk.nih.gov, cdc.gov và hopkinsmedicine.org.